I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Thí dụ trong thực tiễn đời sống về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa:

– Em bé có thói quen bú sữa bằng bình vú, khi lớn phản xạ có điều kiện này không còn phù hợp nữa nên đã bị ức chế và phản xạ mới được thành lập: uống sữa bằng li.

– Lúc nhỏ em bé có thể cho bất kì ai bồng cũng được (tức là không phân biệt người quen và người lạ) nhưng khi lớn lên em bé dần phân biệt được người lạ với người quen nên chỉ cho những người quen bồng con người lạ thì em bé sẽ không chịu và khóc…

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Ý nghĩa sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?

– Giúp con người thích nghi được với những điều kiện sống luôn thay đổi ở môi trường.

– Giúp con người học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, tập quán tốt, nếp sống văn hóa.

Câu 2. Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống con người? 

– Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai. 

– Tiếng nói và chữ viết là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau.

III. Bài tập bổ sung:

Câu 1. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (.) thay cho các số 1, 2, 3… trong các câu sau đây: 

   Sự hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người là …… (1) …………thuận nghịch, có…………(2)…………với nhau, là cơ sở để hình thành thói. quen, tập quán, nếp sống có văn hoá.

   Sự hình thành tiếng nói và chữ viết ở người cũng là kết quả của ……(3)……………, là quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện cấp cao. Tiếng nói và chữ viết trở thành phương tiện giao tiếp giúp………..(4)………….., là cơ sở của tư duy.

Đáp án: (1) hai quá trình; (2) quan hệ mật thiết;

(3) quá trình học tập; (4) con người hiểu nhau.

Câu 2. Hãy cho ví dụ chứng tỏ tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao ở người?

Đáp án:

– Người không chỉ tiết nước bọt khi trông thấy hoặc ngửi thấy thức ăn mà còn tiết nước bọt khi nghe nói đến thức ăn ngon hoặc một quả khế chua hay một quả chanh, xoài, me,…

– Người biết chữ có thể xúc động vui, buồn, phẫn nộ) khi đọc những hãng chữ, đoạn văn in trong các sách báo, tạp chí,…

Câu 3. So sánh số lượng phản xạ có điều kiện ở người và ở động vật? Nguyên nhân gây ra sự khác nhau này.

Đáp án:

   Nhờ có tiếng nói và chữ viết, số lượng phản xạ trong một đời người là rất lớn so với động vật, nhờ thế con người có thể phản ứng một cách chính xác và tinh vi với sự thay đổi của môi trường. Học tập là sự thành lập các phản xạ có điều kiện thông qua tiếng nói và chữ viết. Muốn nhớ được bài lâu phải thường xuyên ôn tập thì mới củng cố được các phản xạ này. Nếu không thì sẽ sinh ra phản ứng ức chế tắt dần.

Câu 4. Nêu hai vai trò của tiếng nói, chữ viết.

Đáp án: Nếu hai vai trò của tiếng nói, chữ viết.

– Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra phản xạ có điều kiện cấp cao.

– Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người gi kinh nghiệm.

Câu 5. Ý nghĩa sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người? Ở động vật có hoạt động thần kinh cấp cao không? Tại sao?

Đáp án:

* Ý nghĩa sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người:

– Giúp con người thích nghi được với những điều kiện sống luôn thay đổi ở môi trường.

– Giúp con người học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, tập quán tốt, nếp sống văn hoá. 

* Ở động vật không có hoạt động thần kinh cấp cao. Vì động vật chỉ có phản xạ có điều kiện cấp thấp, không có phản xạ có điều kiện cấp cao và không có hệ thống tín hiệu thứ hai như ở người.

Câu 6. Hãy cho ví dụ về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa? Ý nghĩa sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người? 

Đáp án:

* Ví dụ về sự thành lập các phản xạ mới và ức chế các phản xạ cũ không còn thích hợp nữa:

Em bé có thói quen bú sữa bằng bình vú nhưng khi lớn lên phản xạ có điều kiện này không còn phù hợp nữa nên đã bị ức chế và phản xạ mới được thành lập đó là phản xạ uống sữa bằng li.

* Ý nghĩa sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người:

– Giúp con người thích nghi được với những điều kiện sống luôn thay đổi ở môi trường

– Giúp con người học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, tập quán tốt,…

Nguồn website giaibai5s.com

Chương IX. Thần kinh và giác quan-Bài 53. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người.
Đánh giá bài viết