TẬP ĐỌC

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

1. An-đrây-ca – chú bé hồn nhiên, ngây thơ.

– Mẹ sai đi mua thuốc cho ông, “cậu bé nhanh nhẹn đi ngay”.

– Dọc đường, mấy bạn rủ chơi bóng đá, cậu bé nhập cuộc.

2. An-đrây-ca – chú bé trung thực, nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

Đá bóng xong, An-đrây-ca mang thuốc về thì ông đã mất. Cậu bé “oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe”.

– Mẹ đã nói rõ ông mất lúc cậu bé vừa ra khỏi nhà, cậu bé không có lỗi nhưng “cả đêm đó, em ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng”.

– Khi đã lớn An-đrây-ca vẫn tự dằn vặt “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa”.

3. Ý nghĩa câu chuyện:

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca là biểu hiện của sự ân hận, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

 

CHÍNH TẢ

1. Nghe – viết: Người viết truyện thật thà

– Độ dài bài viết: 99 tiếng, 10 câu.

– Nội dung: Ban-dắc là một nhà văn nổi tiếng toàn thế giới. Ông có tài tưởng tượng thật tuyệt vời khi sáng tác nghệ thuật. Nhưng trong cuộc sống lại là một người rất thật thà, không biết nói dối.

– Yếu tố chính tả trong bài viết:

+ Viết đúng tên riêng nước ngoài, nhất là tên ghi theo kiểu phiên âm: Ban-dắc.

+ Viết đúng chính tả các từ có chứa các âm đầu s/x hoặc có thanh hỏi / thanh ngã nổi tiếng, sắp lên xe, bảo vệ, tưởng tượng, nghỉ một cái cớ, an sẽ theo đỏ mặt.

2. HS tự phát hiện

3. a) Từ láy có chứa âm s: suôn sẻ, sùng sục, sục sôi, sục sạo, sùi sụt, sờ soạng, sốt sắng, sòng sọc, song song, sòn sòn, sụt sịt, sít sao, sền sệt, se sẽ, sấn sổ, sần sùi, sâm sấp, sáng suốt, săn sóc, sẵn sàng, sanh sánh, san sát, sàn sàn…

Từ láy có chứa âm x: xúng xính, xúm xít, xềnh Xing, xuề xoà, xốn xang, xông xáo, xôn xao, xồm xoàm, xôm xốp, xối xả, xình xịch, xốc xếch, xót xa, xoắn xuýt, xoành xoạch, xó xỉnh, xanh xao, xao xuyến, xám xịt, xam xám…

b) Từ láy có chứa thanh hỏi: xủng xoảng, suôn sẻ, xó xỉnh, xối xả, xà xẻo, xấp xổ, vớ vẩn, vất vả, van vỉ, vui vẻ, đủng đỉnh, lởm chởm, lủng củng, khẩn khoản, khủng khỉnh, nhảy nhót, nhí nhảnh, ngủ nghệ, thoả thuê, thấp thỏm… .

Từ láy có chứa thanh ngã: vòi vĩnh, vờ vĩnh, vững vàng, sẵn sàng, sờ sẫm, bỡ ngỡ, dỗ dành, mũm mĩm, mẫu mực, màu mỡ, nhễ nhại, nghĩ ngợi, ngỡ ngàng, vỡ vạc, lãng đãng, nhỡ nhàng, mỡ màng, cũ kĩ, lễ mễ…

 

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Danh từ chung và danh từ riêng

I. Nhận xét

1. Từ và ý (nghĩa từ)

Ý Từ
a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên có thuyền bè đi lại. Sông
 b. Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta. Cửu Long
c. Người đứng đầu nhà nước phong kiến. Vua
d. Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta. Lê Lợi

2. So sánh ý (nghĩa từ)

Ý Từ Nhận xét
a. Dòng nước chảy tương đối lớn, trên có thuyền bè đi lại. Sông Tên chung
 b. Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta. Cửu Long Tên riêng
c. Người đứng đầu nhà nước phong kiến. Vua Tên chung
d. Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta. Lê Lợi Tên riêng

Kết luận

– Danh từ chung: chỉ tên chung của một loại sự vật, sự việc như sông, vua…

– Danh từ riêng: chỉ tên riêng của một sự vật nhất định như: Cửu Long, Lê Lợi…

II. LUYỆN TẬP 

1. Xác định danh từ chung và danh từ riêng:

Kí hiệu: – Danh từ chung in nghiêng và gạch dưới

– Danh từ riêng in đậm

Chúng tôi đứng trên núi Chung. Nhìn sang trái là dòng sông Lam. uốn khúc theo dãy núi Thiên Nhẫn. Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co, trắng xoá. Nhìn sang phải là dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi, giữa hai dãy núinhà Bác Hồ.

Theo Hoài Thanh và Thanh Tịnh

2. Viết danh từ riêng

– Tên 3 bạn nam: Vũ Minh Hiển, Trương Quang Lộc, Hoàng Như Mẫn.

– Tên 3 bạn nữ: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phạm Hoàng Thục Nhi, Lê Thị Tú Anh.

 

KỂ CHUYỆN

Kể chuyện đã nghe đã đọc

CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG TỰ TRỌNG

Câu chuyện Phần thưởng cuối năm của Phùng Khánh, in trong tập Những câu chuyện bổ ích và lí thú tôi vừa đọc được đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi.

Câu chuyện kể về việc bạn Nhung mong muốn trở thành học sinh giỏi để được nhận phần thưởng của cơ quan mẹ: đi Nha Trang nghỉ hè mười ngày.

Giữa lúc đó, ở lớp, cô giáo chuyển cho Nhung lên ngồi chỗ của Hùng ở đầu bàn thứ ba giữa lớp. Ngồi chỗ này nhìn bảng rõ, không bị bóng, nhưng mặt bàn thì thật khiếp: mấp mô những rãnh là rãnh, lại thêm một vết nứt bề ngang lọt ngón tay cái, chạy dài từ đầu bàn dọc theo thớ gỗ qua ngăn bàn thứ nhất chỗ Nhung ngồi đến giữa ngăn bàn thứ hai. Việc ghi chép bài rất khó khăn.

Giờ kiểm tra Sử hôm đó Nhung đã không học kĩ bài ở nhà nên đành ngồi cắn bút. Nhung xoay bút trên tay, chẳng may bút rơi và lăn tít xuống ngăn bàn. Khe nứt đã giúp Nhung dễ dàng nhận ra chỗ cây bút nằm trong ngăn bàn. Nhung chợt hiểu ra vì sao điểm các bài kiểm tra viết của Hùng thời gian qua luôn cao hơn Nhung mặc dù khi bị gọi lên đọc bài nó thường bị điểm kém hơn Nhung. Giữa lúc đó, tai Nhung như nghe thấy tiếng mẹ nhắc hôm nào: “Phải cố mà học… Đừng quay cóp. Không đạt học sinh giỏi thì ở nhà. Mẹ không xin điểm cho đâu”. Sau đôi ba lần chần chừ, Nhung đã nghe theo tiếng thì thào như của sóng biển Nha Trang: “Chép lấy vài đoan… Không ai biết đâu mà sợ…”

Hôm trả bài kiểm tra, lúc ra chơi, thằng Hùng đã huơ bài của Nhung và hét toáng lên: “Điểm chín… Giỏi chưa… Tớ đã bảo mà… Được ngồi chỗ ấy, không học cũng nhất lớp…” Nhung ngượng chín cả người, chỉ còn biết chạy ù ra khỏi lớp, tức tưởi, khóc một mình ở góc sân.

Hôm sau, đến lớp thật sớm, Nhung mang theo tấm nhựa mỏng trắng tinh, phẳng lì và đóng chặt lên mặt bàn, che lấp vết nứt và các vết mấy mô. Thằng Hùng đến, thấy vậy thắc mắc và Nhung đã thẳng thắn trả lời một cách kiêu hãnh: “Tớ không muốn đạt học sinh giỏi nhờ vết nứt trên mặt bàn.”

Cuối năm học, việc gì phải đến đã đến. Hôm lên tàu đi Nha Trang, các bạn đưa tiễn Nhung ngoài sân ga. Hùng còn xách túi liành lí cho Nhung lên tận chỗ ngồi và xếp gọn gàng lên giá hành lí. Trước khi chia tay, Hùng nói với Nhung:

– Giỏi thật…. Hùng phải học tập Nhung đấy…

Nhung cười và nắm chặt tay Hùng, nói:

– Cố gắng là học giỏi Hùng ạ… Không khó đâu…

 

TẬP ĐỌC

Chị em tôi

 1. Nhân vật cô chị

– Cô bé ham chơi:

+ Xin phép ba đi học nhóm nhưng thực ra là đi chơi với bạn bè, đi xem phim hoặc la cà ngoài đường.

+ Mỗi lần nói dối cô đều ân hận nhưng rồi tặc lưỡi cho qua.

– Cô bé biết thương yêu ba:

+ Mỗi lần nói dối ba đi chơi, cô có ân hận. Nhưng rồi quá ham chơi nên cô bé vẫn tiếp tục nói dối.

+ Thấy ba cô buồn rầu vì hai chị em không biết “bảo ban nhau mà học cho nên người”, cô chị đã không dám nói dối ba để đi chơi nữa.

+ Thấy cô em nói dối (hệt như mình), cô chị lo em sao nhãng học hành đã tức giận la mắng em. Khi biết cô em nói dối đi tập văn nghệ để cùng bạn đến rạp chiếu bóng xem phim, cô chị hiểu ra mình đã trở thành gương xấu cho em nên tức giận bỏ ra về.

2. Nhân vật cô em

– Cô bé hết lòng thương yêu ba và chị:

+ Thấy chị mải chơi, nói dối ba để đi chơi, cô tìm cách giúp chị tỉnh ngộ.

+ Thấy ba buồn rầu vì hai chị em, cô biết sống vui vẻ với chị để làm vui lòng ba.

– Cô bé thông minh:

+ Thấy chị nói dối để đi chơi, cô biết nhưng không phê phán nặng lời mà tìm cách nhẹ nhàng giúp chị tỉnh ngộ.

+ Khéo léo giúp chị nhận ra lỗi lầm: nói dối hệt như chị, cố ý để hai chị em gặp mặt nhau trong rạp chiếu bóng cùng bạn bè để cô chị nhận ra thói xấu của chính mình.

+ Trước sự tức giận của cô chị, cô em thông minh giúp chị nhận ra sai lầm của bản thân. Cái cười giả bộ ngây thơ cùng lời nói nhẹ nhàng mà xác đáng của cô em làm cô chị tỉnh ngộ. 0

3. Ý nghĩa câu chuyện

Cô chị hay nói dối để đi chơi đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ khéo léo của có em biết thương yêu chị. Câu chuyện khuyên chúng ta không được nói dối bởi nó làm mất lòng tin, lòng tôn trọng của mọi người đối với mình.

TẬP LÀM VĂN

Trả bài văn viết thư

Một bức thư để tham khảo

THƯ VIẾT CHO CHA ĐANG Ở NGOÀI MẶT TRẬN

Cha ạ! Đây là thư của con trai A-lếch-xây Ku-đư-xkin gửi cho cha. Trong khi cha đang đánh nhau ngoài mặt trận, ở nhà ta vẫn bình thường và đang đợi cha về. Mẹ đi chăn bò, còn con thì giúp mẹ. Nhưng con lại muốn làm người chăn ngựa. Bởi vì chăn bò thì cứ phải loay hoay với nó, không được nhìn thấy gì hết. Đi ngựa thì còn có thể có công việc nơi này nơi khác, còn chăn bò sữa thì chỉ biết đọc một con đường, quanh đi quẩn lại hết cánh đồng cỏ Gô-rê-lui lại cánh rừng Li-tin. (Ở đó chẳng có gì mà xem cho đã mắt. Mà con thì lại muốn xem, muốn biết tất cả mọi thứ. Nếu mẹ mà cho đi thì con xuống ngay bè, bỏ làng ra tận Xta-lin-grat với cha, nhưng mẹ lại không cho. Người ta bảo không có giấy thông hành thì không được ra mặt trận. Ở đó, cha có thể nhận con vào đi với cha để mang đạn hay làm một công việc gì khác trong đơn vị. Con có thể làm được những việc ấy lắm. Và cha sẽ kể cho con đu chuyện nếu trong trận đánh có những phút nghỉ. Con gửi thư này trong chai như người khách du lịch đã làm vì gửi bằng bưu điện thì chẳng còn gì thú vị. Sống làng ta chảy ra Von-ga, còn cái chai sẽ theo dòng sông Von-ga mà đến tay cha. Một anh bộ đội nào đó sẽ nhặt nó lên, đọc địa chỉ và chuyển đến cho cha nếu cái chai không bị thuỷ lôi làm chìm hoặc va vào guồng tàu thủy. Bọn trẻ nói rằng Xta-lin-grat dài đến bốn mươi tám cây số và cứ mỗi bước lại có một trận đánh. À, mà còn gửi thư trong chai để mẹ không đọc được. Mẹ thường hay khóc, nhớ cha và rất khó chịu khi con hoặc bà trông thấy nước mắt của mẹ. Nói để cho biết. Ở nhà đợi cha trở về bình yên vô sự và ngày nào cũng nhớ đến cha. Bởi vậy con luôn luôn yêu mến cha. Xin dừng ở đây.

Anh Pết-ca, con ông xay bột, đã làm phi công. Người ta bảo anh ấy có bay qua làng ta, nghiêng cánh mấy lần, nhưng con không trông thấy. Ở cái vực bên gốc sôi cụt, cá chép nhiều vô kể, thích lắm, người ta đánh suốt ngày đêm. Còn ở nhà ông thợ săn Pô-ta-nộp, ban đêm có một con cáo ngốc nghếch mò vào lồng cắp đi mấy con vịt rơm: nó nhầm. Ông Pô-ta-nôp chửi rủa nó suốt hai ngày. Cha trả lời cho con nhé.

Trích Bông hồng vàng và bình minh mưa – Pau-tôp-xki

Phân tích

Thư A-lếch-xây Ku-đư-xkin gửi cho cha không tuân theo một trật tự nhất định nào. Chú bé đã viết ra tất cả những gì chợt đến trong suy nghĩ của chú. Lúc thì là tin tức ở nhà, lúc thì là những câu chuyện “V vận” mà chú cho là rất thú vị, xen lẫn trong đó là những mơ ước, tưởng tượng, tình cảm của chú. Tuy thế bức thư rất ngộ nghĩnh, dễ thương vì người viết đã bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc chân thực của mình, hoàn toàn không lệ thuộc vào những khuôn phép sáo mòn, kiểu như: lời đầu thư, lời cuối thư… Chú bộc lộ mình trong thư một cách hoàn toàn thành: thực, trong sự bộc lộ thành thực ấy, người đọc cảm nhận được tình ca yêu thương đằm thắm, ngây thơ của chú dành cho cha. Chú kể lể những chuyện thú vị đối với mình: Chuyện anh Pết-ca làm phi công, chuyện đánh cá chép, chuyện con cáo cấp nhầm con vịt rơm… như thể cha là người bạn gần gũi, thân thiết, đáng tin cậy nhất.

Không hình thức, không khuôn sáo, không xa lạ, A-lếch-xây bộc lộ mình trong thư một cách thành thực và tự nhiên, do đó lá thư không có tính chất thăm hỏi xã giao mà gần gũi, thân mật, cởi mở như một cuộc trò chuyện tâm tình chan chứa bao nhiêu yêu thương giữa chú và người cha đang ở ngoài mặt trận.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng

1. Điền từ như sau:

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi, Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, in bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: “Minh là một học sinh có lòng tự trọng”. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiều. Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn.

2. Chọn từ đúng với mỗi nghĩa trong hai cột như sau:

3. Xếp từ thành nhóm như sau:

Trung có nghĩa là ở giữa Trung có nghĩa là “Một lòng một dạ”
trung bình, trung thu, trung tâm trung thành, trung nghĩa, trung thực,trung hậu, trung kiên

4. Đặt câu với từ đã cho trong bài tập 3

– Vi xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, chúng ta cần loại bỏ tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong học tập,

– Trong học tập, chúng ta phải trung thực với chính mình cũng như với thầy cô giáo, bạn bè thì mới tiến bộ được.

 

TẬP LÀM VĂN

Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

1. Kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu

Liên kết các lời kể dưới từng tranh lại theo đúng thứ tự tranh, ở thị tranh số 3, 4, 5 thêm một câu nói rõ thái độ của chàng trai, ta sẽ có cốt truyện Ba lưỡi rìu.

Cốt truyện:

– Một chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.

– Một cụ già hiện ra hứa sẽ vớt giúp.

– Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng: chàng trai nói không phải của mình.

– Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc: chàng trai vẫn nó: không phải của mình.

– Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt: chàng trai nhận đó là lưỡi rìu của mình.

– Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng chàng cả ba lưỡi rìu.

2. Phát triển ý dưới mỗi tranh thành đoạn văn kể chuyện

Tranh 1: Chàng tiều phu nghèo đang đốn cây bên một dòng sông. Bỗng nghe “rác” một tiếng: lưỡi rìu đã văng khỏi cán, bay nhanh xuống sông. Một tiếng “tóm” gọn lỏn. Nhìn theo lưỡi rìu, chàng trai chỉ còn thấy những vòng nước loang rộng trên mặt sông nơi lưỡi rìu rơi xuống. Chàng trai nhìn cán rìu chỉ còn trơ đầu gãy trên tay, lòng buồn và lo. Chẳng biết mai đây làm cách nào kiếm sống?

Tranh 2: Bỗng chàng ngửi thấy một mùi hương dễ chịu toả ngát. Nhìn lên chàng thấy một cụ già râu tóc bạc trắng như cước, mặc chiếc áo dài xanh, dáng điệu hiền từ, phúc hậu đã đứng ngay trước mặt chàng từ lúc nào. Cụ nhẹ nhàng hỏi chàng tiều phu có điều gì buồn phiền. Nghe chàng kể lại câu chuyện, cụ già nhận lời vớt giúp lưỡi rìu.

Tranh 3: Cụ già lặn xuống sông và chỉ trong nháy mắt đã hiện lên trên mặt nước, tay giơ cao lưỡi rìu bằng vàng. Lưỡi rìu rực rỡ, toả ra Xung quanh những tia sáng lấp lánh khiến chàng phải nhíu mắt lại. Nhưng chàng tiều phu lắc đầu buồn rầu nói đó không phải lưỡi rìu của mình. Cụ già hỏi chàng đã nhìn thật kĩ chưa. Chàng nhìn lại lần nữa và càng thấy rõ lưỡi rìu thật đẹp, thật quý nhưng không phải của mình. Chàng buồn rầu nói cho cụ biết.

Tranh 4: Cụ già nhìn chàng tiều phu, mỉm cười và lặn xuống. Lần này, cụ già vớt lên một lưỡi rìu bạc. Ánh nắng làm lưỡi rìu lấp loáng, toả ra một vầng trắng sáng xung quanh lưỡi rìu trên tay ông cụ. Ông cụ hỏi có phải lưỡi rìu của chàng không. Chàng buồn bã, lắc đầu khẳng định không phải.

Tranh 5: Cụ già lại lặn xuống và khi ngoi lên mặt nước, cụ giơ cao lưỡi rìu bằng sắt đã cũ kĩ, lưỡi đã sứt mẻ đôi chỗ. Chưa kịp để cụ già hỏi, phu đã reo lên mừng rỡ. Cụ già còn hỏi lại liệu có nhầm lẫn không thì chàng dứt khoát khẳng định không thể nhầm lẫn. Chàng còn kể cho cụ già nghe về từng vết mẻ trên lưỡi rìu.

Tranh 6: Cụ già cười to và vui vẻ trao cho chàng tiều phu lưỡi rìu sắt. Đón nhận lưỡi rìu, chàng kính cẩn chắp tay cảm tạ cụ và đang định quay đi thì cụ già gọi lại. Cụ già khen chàng thật thà, không tham của người khác. Nói rồi cụ trao tặng chàng cả hai lưỡi rìu vàng và bạc. Chàng tiều phu ngỡ ngàng cúi nhận hai lưỡi rìu, khi ngoảnh lên đã không thấy ông cụ đâu nữa. Chỉ còn thấy một làn hương thơm thoang thoảng đang tan dần trong không khí.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 6
5 (100%) 4 votes