TẬP ĐỌC

Những hạt thóc giống

1. Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?

Hướng dẫn

Muốn trả lời câu hỏi, em phải đọc – hiểu hết câu chuyện. Chú ý lời nhà vua nói ở cuối truyện: “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này”.

2. Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế?

Hướng dẫn 

Câu trả lời ở đoạn đầu truyện. Cách làm của vua đơn giản, cụ thể, nhưng rất có hiệu quả sẽ được biết ở phần cuối.

3. Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?

Hướng dẫn

Để nêu hành động khác mọi người của chú bé Chôm, cần chú ý chi tiết chú nhận thóc về, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. Còn mọi người thì đến vụ thu hoạch, nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. Chi tiết trên đây dẫn đến hành động khác người: Chú dũng cảm thú nhận sự thực là đã không làm sao cho thóc nảy mầm được. Đến lúc đó, tính trung thực của chú bé đã được xác nhận trong lời nói của nhà vua: Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào thóc ấy còn mọc được? (…)

4. Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý?

Hướng dẫn

Em tự suy nghĩ để nêu được ý kiến của mình trong câu trả lời, tránh lặp lại ý kiến của các bạn trong lớp. Nên liên hệ với thực tế trong đời sống và trong học tập, để thấy rõ hơn giá trị của đức tính thật thà, trung thực. Hành động dũng cảm, trung thực của chú bé Chôm đã chứng minh cho câu tục ngữ: Thật thà hơn cha quỷ quái được lưu truyền trong nhân dân ta.

 

CHÍNH TẢ

1. Nghe – viết

– Những chữ cần chú ý nghe để viết đúng chính tả:

+ Phân biệt / n: lúc, nói, luộc, lẽ nào, là…

+ Các trường hợp khác: ôn tồn, dõng dạc, truyền ngôi…

2. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn trong SGK.

a) Tìm những chữ bắt đầu bằng L hoặc n để điền vào ô trống thích hợp (những chữ đó có nghĩa phù hợp với nghĩa của câu và với các chỗ đứng trước hay đứng sau nó).

Thứ tự các chữ được điền có thể là:

lời – nộp – này – làm – lâu – lòng – làm

b) Tìm những chữ có vần en hoặc eng để điền vào các ô trống thích hợp (những chữ đó có nghĩa phù hợp với nghĩa của câu và với nghĩa của chữ đứng trước hoặc đứng sau nó).

Thứ tự các chữ được điền có thể là:

chen – len – leng – len – den – khen

3. Giải những câu đố sau:

a) Câu đố tìm tên con vật:

* Chứa tiếng bắt đầu bằng L hoặc n.

– Con vật có mẹ sống trên bờ; lúc nhỏ phải sống ở dưới ao, dùng đuôi bơi lượn; lớn lên đuôi rụng, mới nhảy lên bờ.

b) Câu đố tìm tên con vật:

* Chứa tiếng có vần en hoặc eng.

– Một loài chim thường xuất hiện để báo mùa xuân đến.

 Hướng dẫn

Lời giải hai câu đố trên là:

a) nòng nọc                                b) chim én.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng

1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực. Theo mẫu (SGK, tr. 48), em tự tìm. Nên dùng từ điển, tra nghĩa trung thực để gợi tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với nó.

Ví dụ:

Trung thực, ngay thẳng, thật thà… (từ cùng nghĩa với trung thực)

Gian dối, dối trá, gian lận, gian trá… (từ trái nghĩa với trung thực)

2. Đặt một câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực.

Ví dụ:

– Chôm là một chú bé trung thực và dũng cảm.

– Mặc dù nhà vua đã ra lệnh: Ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt tướng Chôm vẫn thành thực thú nhận mình không làm sao cho tóc nảy mầm được.

3. Tìm đúng nghĩa của từ tự trọng.

– Tra từ điển, em tìm nghĩa của những từ bắt đầu bằng tự:

a) Tin vào bản thân mình: Tự tin.

b) Quyết định lấy công việc của mình: Tự quyết.

c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình: Tự trọng.

d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác: Tự cao, tự kiêu.

– Căn cứ vào kết quả trên, em trả lời câu hỏi.

4. Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?

– Em tìm nghĩa đen, nghĩa bóng của thành ngữ hay tục ngữ (có thể tra từ điển), từ đó quy thành ngữ, tục ngữ về hai cách dùng theo yêu cầu của bài tập. Nghĩa của thành ngữ, tục ngữ có thể giải thích bằng từ cùng nghĩa hoặc từ trái nghĩa nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng.

a. Thẳng như ruột ngựa – (tính) thẳng thắn, bộc trực, không quanh co, giấu giếm.
b. Giấy rách phải giữ lấy lề – Trong hoàn cảnh khó khăn (giấy rách) phải giữ được phẩm hạnh, nề nếp theo truyền thống tốt đẹp vốn có (lề)
c. Thuốc đắng dã tật  – Thuốc đắng thì bệnh chóng khỏi, lời nói thẳng có khó nghe thì tật xấu mới sửa được – (ý khuyên mọi người không nên nóng giận, tự ái trước lời nói thẳng)
d. Cây ngay không sợ chết đứng – Người tốt, người ngay thẳng, trung thực, thì không sợ bị gièm pha, bị trừ úm, bị vu khống, ghen ghét hay vùi dập.
e. Đói cho sạch, rách cho thơm – Dù nghèo (đói, rách) cũng phải giữ nhân cách (sạch, hơn), không được làm điều như thuốc, xấu xa, bẩn thỉu.

Có thể dùng các thành ngữ, tục ngữ trên đây:

– Nói về tính trung thực: a) c) d)

– Nói về lòng tự trọng: b) e)

 

KỂ CHUYỆN

 Kể chuyện đã nghe, đã đọc

I, CÂU HỎI

Đề bài:

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực.

Gợi ý

1. Nêu một số biểu hiện của tính trung thực:

– Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà làm trái lẽ công bằng (như ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trựcTiếng Việt 4, tập một, trang 36).

– Dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi (như chú bé Chôm trong truyện Những hạt thóc giống – Tiếng Việt 4, tập một, trang 46).

– Không làm những việc gian dối (như cô chị trong truyện Chị em tôi – Tiếng Việt 4, tập một, trang 59).

– Không tham của người khác (như chàng tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu – Tiếng Việt 4, tập một, trang 64).

T2. ìm truyện về tính trung thực ở đâu?

– Truyện cổ, truyện ngụ ngôn, truyện vui,…

– Truyện về gương người tốt.

– Sách Truyện đọc lớp 4.

3. Kể chuyện:

– Giới thiệu câu chuyện:

+ Nêu đề: câu chuyện,

+ Ca biết em đã đọc hoặc đã nghe câu chuyện này ở đâu và vào dịp nào.

– Kể thành lời:

+ Mở đầu câu chuyện.

+ Diễn biến câu chuyện.

+ Kết thúc câu chuyện.

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu câu chuyện.

II. HƯỚNG DẪN

Mình muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện: Nhà bác học Ga-li-lê mà mình đã đọc ở Truyện đọc lớp 4. Đây là câu chuyện nói về một nhà bác học dám nói ra sự thật dù bất cứ chuyện gì xảy ra với ông. Sau đây mình xin kể toàn bộ câu chuyện:

NHÀ BÁC HỌC GA-LI-LÊ

Công trình của nhà bác học Cô-péc-ních, người Ba Lan, khiến các vị chức sắc tiếng tăm của Giáo hội Thiên chúa tức giận điên cuồng. Số là xưa nay, quan điểm của Nhà thờ vẫn cho trái đất là trung tâm vũ trụ và đứng yên một chỗ. Mặt trời, mặt trăng và các vì sao đều quay quanh trái đất. Có đúng như vậy, trái đất và con người mới đúng là do Thượng Đế tạo nên. Nhưng giờ đây, theo Cô-péc-ních, trái đất lại chỉ là một hành tinh quay xung quanh mặt trời, và ngoài trái đất ra, còn có nhiều hành tinh khác, cũng như ngoài mặt trời còn có nhiều mặt trời khác là các vì sao. Để cổ vũ cho luận thuyết mới này, Ga-li-lê viết cuốn “Cuộc đối thoại về hai hệ thống vũ trụ Ptô-lô-mê và Cô-péc-ních” xuất bản năm 1632 ở Flo-ren-xơ. Vậy chẳng hóa ra những điều trong Kinh Thánh lâu nay sai cả hay sao?

Lập tức, Toà án Thiên Chúa giáo họp lại, quyết định cấm lưu hành cuốn sách này và mang Ga-li-lê ra xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.

Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải đặt tay lên Kinh Thánh, thề từ bỏ ý kiến cho rằng quả đất quay. Nhưng vừa bước ra khỏi cửa, ông đã bực tức nói:

– Dù sao trái đất vẫn quay!

Toà án Giáo hội rất căm tức nhưng không dám làm gì vì sợ dư luận lên tiếng. Cuối cùng, chân lí đã thắng. Tư tưởng khoa học thiên tài của Ga-li-lê đã mở đường cho cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế giới vào thế kỉ XVII.

* Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện:

Học sinh tự thực hiện.

 

TẬP ĐỌC

Gà Trống và Cáo

1. Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?

Hướng dẫn

Cáo đon đả ngỏ lời, tỏ thái độ thân thiện với Gà trong lời xưng hô, lời mời, để Gà khỏi e ngại mà nhảy xuống cho Cáo ăn thịt.

2. Vì sao gà không nghe lời Cáo?

Hướng dẫn

Gà Trống biết rõ tâm địa xấu xa của Cáo. Cáo bịa ra tin muôn loài kết thân, muốn ôm hôn Gà để tỏ bày tình thân nhằm đánh lừa, Cáo chỉ nhằm bắt Gà ăn thịt. Vì thế, Gà không bao giờ nghe và tin lời Cáo.

3. Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?

Hướng dẫn

Gà giả vờ vui mừng trước tin báo muôn loài kết thân, Gà và Cáo từ nay được sống chung trong hoà bình, rồi bất ngờ tung tin có cặp chó săn đang chạy đến (để báo tin vui đó cho mọi người) làm cho Cáo khiếp sợ, bỏ chạy, bị lộ mưu gian.

4. Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn

Bài thơ này thuộc lối văn, thơ mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ngầm phê bình tật xấu, giáo dục đạo lí, nhân cách làm người. Lối văn, thơ này được gọi là ngụ ngôn.

Theo đó, em xác định mục đích của bài thơ (chọn một trong ba gợi ý đưa ra ở SGK). Chuyện Cáo gian ngoan mà bị Gà Trống cho vào bẫy; chuyện Gà Trống đã làm cho Cáo hoảng sợ và âm mưu lừa bắt Gà ăn thịt bị lật tẩy chỉ là những chuyện loài vật, được tác giả mượn để khuyên con người cảnh giác, đừng vội tin những lời nói ngon ngọt.

 

TẬP LÀM VĂN

 Viết thư (Kiểm tra viết)

Các đề bài gợi ý

a. Xác định mục đích viết thư theo đề bài gợi ý

Đề (1) Thăm hỏi và chúc mừng năm mới (cho người thân).

Đề (2) Thăm hỏi và chúc mừng sinh nhật của người thân).

Đề (3) Thăm hỏi và động viên, an ủi bạn (sau thiệt hại do bão)

Đề (4) Thăm hỏi và động viên người thân (có chuyện buồn).

b. Những nội dung cần có trong bức thư

+ Lí do và mục đích viết thư (xem mục a trên đây).

+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư (gợi ý).

Đề (1) Tình hình chuẩn bị đón năm mới của người thân.

Đề (2) Tình hình sức khoẻ, công việc… vào dịp sinh nhật của người thân.

Đề (3) Tình hình thiệt hại của bạn, gia đình, quê bạn do bão.

Đề (4) Tình hình người thân và gia đình về chuyện buồn đã xảy ra.

+ Thông báo tình hình của người viết thư (gợi ý).

Đề (1) Sự quan tâm đối với người thân vào dịp năm mới.

Đề (2) Sự quan tâm của người viết thư (và những người có quan hệ) với người nhận thư (về sức khoẻ, về công việc và đời sống).

Đề (3) Sự quan tâm, theo dõi, lo lắng… về những thiệt hại do bão của gia đình người thân.

Đề (4) Sự quan tâm về sức khoẻ, tình cảm, công tiệc… đối với người thân đang có chuyện buồn.

+ Ý kiến trao đổi của người viết thư (gợi ý).

Đề (1) Trao đổi những việc làm cùng thực hiện hay hợp tác thực hiện trong năm mới.

Đề (2) Trao đổi về công việc, về sức khoẻ của người viết thư.

Đề (3) Trao đổi động viên, bàn bạc cách khắc phục, sớm ổn định việc học tập, sinh hoạt của bạn.

Đề (4) Trao đổi lời an ủi, chia sẻ, động viên người thân.

c. Một số lưu ý khi làm bài

– Trình bày bài viết đúng quy định của thể loại viết thư.

– Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả.

– Dùng lời lẽ thể hiện tình cảm thân ái và mối quan tâm của mình đối với người nhận thư.

– Thực hiện đầy đủ những yêu cầu của giáo viên khi làm bài.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Danh từ

1. Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây:

Danh từ chỉ khái niệm là những danh từ chỉ những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nến, nghe, nhìn… được.

Các danh từ (được in đậm): điểm, đạo đức, lòng, người, nước, nhà, kinh nghiệm, cách mạng, đồng bào.

– Trong đó, có các danh từ chỉ khái niệm: đạo đức, điển, kinh nghiệm, cách mạng.

Em đối chiếu với định nghĩa danh từ chỉ khái niệm, kiểu 1 tra lại kết quả tìm được nêu trên.

2. Đặt câu với một thanh từ chỉ khái niệm em vừa tìm được:

– Ví dụ:

Câu chuyện về cậu học trò có bài văn bị điểm không đã để lại trong tôi một bài học về lòng trung thực.

3. Tìm và ghi vào mỗi nhóm danh từ dưới đây ba danh từ cùng loại.

Danh từ chỉ người: ………………….

Danh từ chỉ vật: ………………….

Danh từ chỉ hiện tượng. ……….

– Em kẻ bảng và tự làm. Có thể tìm danh từ trong một bài tập đọc đã được học.

 

TẬP LÀM VĂN

Đoạn văn trong bài văn kể chuyện 

1. Theo bài học, em thử nêu những dấu hiệu nhận ra đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Đoạn văn có các dấu hiệu sau đây:

a. Dấu hiệu về nội dung: Mỗi đoạn văn nêu một sự việc. Bài văn kể chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể trong một đoạn văn cũng có phần mở đầu, phần chính và phần kết thúc.

b. Dấu hiệu về hình thức: Khi viết hết một đoạn văn, người ta thường đặt một dấu chấm để kết thúc (chấm xuống dòng).

2. Dưới đây là ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên, trong đó hai đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn mới chỉ có phần mở đầu và phần kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu.

Cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên nêu ở bài tập gồm có ba phần:

Phần a): Mở đầu

Phần b): Phần chính

Phần c): Kết thúc

Đoạn văn ở phần c chưa hoàn chỉnh, vì còn thiếu phần chính. (Đoạn văn cũng thường có phần đầu, phần chính, phần phụ trước và phần phụ sau).

Vì vậy, phần còn thiếu phải viết tiếp ở đoạn văn c là phần chính.

Ví dụ:

“Cô bé nhặt chiếc tay nải lên, rồi tò mò mở xem. Trong túi có một số đồ vật và rất nhiều tiền. Trong đầu cô thoáng nghĩ đến số tiền cần mua thuốc cho mẹ. Nhưng rồi, cô dứt khoát xếp tất cả vào tay nải, buộc lại. Cô tiếp tục lên đường. Đến trụ sở công an thị trấn, cô rẽ vào giao chiếc tay tải, nhờ chú công an trả cho người mất.

Xong việc, cô chào chú công an, thanh thản đi ra. Một bà lão nhìn cô, dường như bà đã biết hết sự việc và đứng chờ cô trước cửa trụ sở công a. Cô vui vẻ nói:

– Cháu chào bà …”

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 5
5 (100%) 5 votes