I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bảng 66 – 1. Các cơ quan bài tiết

Các cơ quan bài tiết chính Sản phẩm bài tiết
Phổi CO2, hơi nước
Da Mồ hôi
Thận Nước tiểu (cặn bã và các chất dư thừa của cơ thể)

Bảng 66 – 2. Quá trình tạo thành nước tiểu của thận

Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình tạo thành nước tiểu Bộ phận thực hiện Kết quả Thành phần các chất
Lọc Cầu thận Nươc tiểu đầu Nước tiểu đầu loãng:
– Ít cặn bã, chất độc.
– Còn nhiều chất dinh dưỡng
Hấp thụ lại Ống thận Nước tiểu chính thức Nước tiểu đậm đặc các chất tan:
– Nhiều cặn bã và chất độc.
-Hầu như không còn chất dinh dưỡng

Bảng 66 – 3. Cấu tạo và chức năng của da 

Các bộ phận của da Các thành phần cấu tạo chủ yếu Chức năng của từng thành phần
Lớp biểu bì Tầng sừng (tế bào chết), tầng tế bào sống chứa các hạt sắc tố. Bảo vệ, ngăn vi khuẩn, các hoá chất, ngăn tia cực tím.
Lớp bì Mô liên kết sợi, trong có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, dây thần kinh, mạch máu. Điều hòa nhiệt, chống thấm nước, mềm da. Tiếp nhận các kích thích của môi trường.
Lớp mỡ dưới da Lớp mỡ – Chống tác động cơ học
– Cách nhiệt

Bảng 66 –4. Cấu tạo và chức năng của các bộ phận thần kinh

Bảng 66 – 5. Hệ thần kinh sinh dưỡng

Cơ quan sinh dục

   Dựa vào sự hiểu biết về các điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai, người ta đã để ra các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc phải nạo phá thai và thực hiện được kế hoạch hoá gia đình. Vậy các điều kiện đó là gì? Và các nguyên tắc đề ra là gì?

* Điều kiện của sự thụ tinh là:

+ Trứng phải rụng

+ Trứng phải gặp được tinh trùng.

* Điều kiện của sự thụ thai là:

Trứng đã thụ tinh phải làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung để phát triển thành thai.

* Từ các điều kiện cần đó, có thể đề ra các nguyên tắc sau trong việc tránh thai:

+ Ngăn không cho trứng rụng.

+ Ngăn không cho trứng đã rụng gặp tinh trùng

+ Ngăn không cho trúng đã thụ tinh làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. 

  Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong máu, nước mô) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể. Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hoà tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hoá trong tế bào…

   Nhờ cơ chế điều hoà thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường.

Câu 2. Cơ thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ.

Ví dụ:

– Khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hội để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường.

– Khi trời lạnh thì mạch máu dưới da co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run).

 Ở người, ngoài các phản xạ tự nhiên (PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ (PXCĐK) như sử dụng quạt máy, máy điều hoà, lò sưởi…

Câu 3. Sự điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường tuỳ nhu cầu của cơ thể trong từng lúc, ở từng nơi nhờ cơ chế điều hoà và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm, đối giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.

Ví dụ:

– Khi lao động nhịp tim tăng, thở gấp, người nóng bừng, mồ hôi tiết ra. nhiều…, lúc nghỉ ngơi mọi hoạt động lại dần trở lại bình thường.

– Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều,… lúc nghỉ ngơi mọi hoạt động lại dần trở lại bình thường.

Câu 4. Để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc không phải nạo phá thai ảnh hưởng tới sức khoẻ và học tập đối với lứa tuổi học sinh cần:

– Giữ quan hệ tình bạn lành mạnh.

– Phải nắm vững những điều kiện cần cho sự thụ tinh và làm tổ của trứng đã thụ tinh để tránh mang thai hoặc nạo phá thai.

– Phải biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai.

Câu 5. Các ví dụ học sinh nêu lên phải thể hiện rõ sự tham gia của các hệ cơ quan trong cơ thể dưới sự chỉ đạo thống nhất của hệ thần kinh.

   Chẳng hạn như khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều,… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động và đều chịu sự điều khiển (chỉ đạo) của hệ thần kinh.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Nguyên tắc lập khẩu phần là:

1. Đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể và đủ vitamin

2. Đảm bảo đủ lượng, đủ chất

3. Đảm bảo đủ lượng thức ăn cho cơ thể

4. Đảm bảo cân đối các chất hữu cơ và muối khoáng, vitamin.

5. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

a. 1, 2, 3       b. 2, 3, 4       c. 3, 4, 5        d. 2, 4, 5 .

2. Vitamin có vai trò gì?

a. Vitamin cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng

b. Vitamin là một loại muối đặc biệt làm ta ăn ngon miệng

c. Vitamin tham gia cấu tạo nhiều loại enzim

d. Vitamin cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể.

3. Tính chất của phản xạ có điều kiện:

a. Dễ mất khi không củng cố

b. Số lượng không hạn định

c. Cung phản xạ đơn giản

d. Câu a và b đúng.

e. Cả a, b và c đều đúng.

4. Hoocmôn có vai trò là:

a. Chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng rõ rệt đến các quá trình

b. Đối với quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hoá trong các cơ quan đó diễn ra bình thường

c. Đảm bảo tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể

d. Câu a và b đúng

e. Cả a, b và c đều đúng.

5. Sự bài tiết nước tiểu có tác dụng gì?

a. Loại bỏ các chất độc và những chất đưa vào cơ thể quá liều lượng

b. Điều hòa huyết áp

c. Duy trì thành phần hoá học và độ pH của máu

d. Cả a, b, và c đều đúng.

6. Tinh hoàn có chức năng: 

a. Sản sinh ra tinh trùng

b. Sản xuất ra testosteron

c. Nuôi dưỡng tinh trùng

d. Cả a và b đúng.

7. Thân nhiệt tăng ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt là do:

a. Tăng hàm lượng astrogen trong máu

b. Giảm hàm lượng astrogen trong máu

c. Tăng hàm lượng progesteron trong máu

d. Giảm hàm lượng progesteron trong máu 

8. Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là phản xạ có điều kiện?

a. Nếu bị dí tay vào mắt, mắt sẽ nhắm lại

b. Phản xạ bú ở trẻ mới sinh.

c. Phản xạ nuốt…

d. Phản xạ tập thể dục vào buổi sáng khi nghe tiếng nhạc tập thể dục

9. Chuyển hoá gluxit (glucôzơ → glicogen. Glicogen dự trữ ở gan, cơ, mỡ) là nhờ vai trò của hoocmôn:

a. Glucagôn     b. Adrenalin     c. Insulin     d. Câu a và b đúng.

10. Loại muối khoáng nào sau đây là thành phần cấu tạo của nhiều enzim, có nhiều trong thịt, cá?

a. Phôtpho     b. Lưu huỳnh     c. Canxi      d. Kẽm

11. Cách tác động nào sau đây của hoocmôn là chủ yếu?

a. Tác động điều khiển

b. Tác động phối hợp

c. Tác động đối lập

d. Tác động điều hòa.

12. Bệnh viêm màng não là do:

a. Virut có trong mạch máu não gây nên.

b. Huyết áp tăng gây vỡ mạch máu não.

c. Vi khuẩn có trong dịch não tủy, làm cho dịch não tủy hoá đục.

d. Cả a, b và c đều đúng.

13. Vùng vận động ngôn ngữ nói và viết nằm ở thuỳ nào sau đây?

a. Thuỳ trán                 c. Thuy định

b. Thuỳ chẩm              d. Thuỳ thái dương

14. Tai ngoài có bộ phận nào giữ nhiệm vụ hưởng sóng âm?

a. Vành tại                  b. Ống tai

c. Màng nhĩ                d. Cả a, b và c đều đúng

15. Hoocmôn của thuỳ trước tuyến yên, nếu tiết hơn bình thường sẽ:

a. Kích thích sự tăng trưởng, làm cho người cao lớn quá kích thước bình thường

b. Làm cho người lùng

c. Làm cường độ trao đổi chất tăng nhiều

d. Thần kinh luôn bị kích thích, hốt hoảng.

16. Vùng nào sau đây của tinh trùng có chứa nhân?

a. Vùng đầu     b. Vùng thân     c. Vùng đuôi      d. Cả a, b và c 

17. Chuyển hoá gluxit (glicogen – glucôzơ) làm tăng đường huyết là nhờ vai trò của hoocmôn nào sau đây?

a. Glucagôn    b. Adrenalin    c. Insulin      d. Cả a và b.

18. Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là phản xạ không điều kiện?

a. Nếu bị dí tay vào mắt, mắt sẽ nhắm lại

b. Phản xạ bú ở trẻ mới sinh.

c. Phản xạ nuốt…

d. Cả a, b và c đều đúng.

19. Nơi trứng chính là:

a. Tử cung     b. Ông dẫn trứng    c. Phễu dẫn trứng    d. Buồng trứng.

20. Tuyến nội tiết nào sau đây có vai trò quan trọng trong sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể?

a. Tuyến yên    b. Tuyến giáp    c. Tuyến cận giáp    d. Tuyến trên thận

21. Loại muối khoáng nào sau đây là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp. Có trong đồ ăn biển, dầu cá, rau trồng trên đất nhiều iốt, muối iốt?

a. Sắt    b. Lưu huỳnh     c. Phốtpho     d. Tốt

22. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là:

a. Đón nhận các chất thải từ tế bào đưa ra ngoài

b. Lọc máu lấy lại những chất dinh dưỡng cho cơ thể

c. Lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, chất độc, chất dư thừa để đưa ra ngoài.

d. Câu a và c đúng.

23. Tắm rửa là một biện pháp rèn luyện da vì:

a. Da sạch không có vi khuẩn đột nhập vào cơ thể. 

b. Tắm rửa, kì cọ là hình thức xoa bóp da, làm cho các mạch máu dưới da lưu thông, da được nuôi dưỡng tốt.

c. Giúp da tạo nhiều vitamin D, chống bệnh còi xương.

d. Giúp cơ thể chịu đựng được những thời tiết như mưa, nắng, nóng, lạnh đột ngột.

24. Không nên nhịn tiểu lâu và nên đi tiểu đúng lúc sẽ:

a. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.

b. Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bọng đái.

c. Hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh

d. Câu a và b đúng.

25. Nếu như trong nước tiểu chính thức có xuất hiện gtucozơ thì người sẽ bị bệnh gì?

a. Dư insulin.    b. Đái tháo đường    c. Sỏi thận.    d. Sỏi bọng đái.

26. Điều khiển hoạt động các nội quan như hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, sinh dục, bài tiết là do:

a. Hệ thần kinh vận động (cơ, xương).

b. Hệ thần kinh sinh dưỡng. 

c. Thân nơron.

d. Sợi trục.

27. Vitamin A là nguyên liệu để tổng hợp rôđôpxin. Nếu thiếu vitamin A, tế bào que sẽ không hoạt động → thiếu rôđôpxin → người sẽ bị:

a. Cận thị    b. Quáng gà     c. Viễn thị     d. Loạn thị

28. Tuyến nào có nhiệm vụ bổ sung các enzim và các chất dinh dưỡng cho tinh trùng tạo nên tinh dịch?

a. Tuyến tiền liệt

b. Tuyến hành (tuyên copper).

c. Các túi tinh

d. Cả a, b và c

29. Ở cơ quan sinh dục nữ, trứng được sản sinh ra từ đâu?

a. Buồng trứng    b. Ống dẫn trứng    c. Tử cung    d. Âm đạo.

30. Nước tiểu đầu được hình thành do quá trình lọc máu xảy ra ở:

a. Cầu thận.    b. Nang cầu thận.     c. Ông thận.     d. Bể thận.

31. Lớp da chính là:

a. Lớp biểu bì

b. Lớp bì 

c. Lớp mỡ dưới da

d. Cả a, b và c đều sai

32. Dây thần kinh tủy có mấy đôi?

a. 12 đội    b. 20 đôi     c. 32 đôi     d. 31 đôi. 

33. Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần là tật nào sau đây?

a. Cận thị     b. Viễn thị     c. Loạn thị     d. Cả a, b và c.

34. Tế bào sinh dục nam là?

a. Tinh hoàn    b. Tinh trùng    c. Tinh dịch     d. Cả a, b và c 

35. Loại muối khoáng nào sau đây là thành phần cấu tạo của nhiều hoocmôn và vitamin; có nhiều trong thịt bò, cừu, gan, cá, trứng, đậu? 

a. Phôtpho      b. Lưu huỳnh     c. Canxi     d. Kẽm

36. Cơ quan nào dưới đây là bộ phận cấu tạo của thận?

a. Đơn vị thận.

b. Bàng quang.

c. Ông dẫn tiểu. 

d. Cả a, b, c đều đúng.

37. Tủy sống có dạng hình nào sau đây?

a. Hình sao.    b. Hình tròn.     c. Hình trụ      d. Hình tam giác

38. Cơ quan bài tiết nước tiểu là:

a. Da     b. Thận       c. Phổi     d. Cả a, b, c đều đúng.

39. Chất nào sau đây làm cho tim đập chậm và mạch dãn ra?

a. Adrenalin    b. Axêtincôlin    c. Insulin    d. Glucagôn

40. Người bị mù màu đỏ và màu xanh lá cây là do:

a. Không có tế bào nón nhạy cảm với màu đỏ 

b. Không có tế bào nón nhạy cảm với màu xanh lá cây

c. Tế bào 2 cực không tiếp nhận thông tin từ các tế bào cảm thụ ánh sáng để chuyển đến lớp tế bào tiếp theo.

d. Câu a và b đúng.

41. Các loại hoocmôn sinh sản của phụ nữ trong thời gian hành kinh bình thường là:

a. FSH, LH    b. Ostrogen    c. Progesteron    d. Cả a, b và c.

42. Vỏ não nếu bị cắt bỏ hay bị chấn thương sẽ:

a. Mất tất cả các phản xạ có điều kiện đã được thành lập.

b. Mất tất cả các phản xạ không điều kiện.

c. Mất tất cả các phản xạ không điều kiện và có điều kiện đã được thành lập.

d. Không ảnh hưởng đến phản xạ có điều kiện.

43. Hoocmôn insulin là do tuyến nào sau đây sản xuất?

a. Tuyến trên thận               b. Tuyên phó giáp

c. Tuyến giáp.                     d. Tuyến tuỵ

44. Chất nào sau đây làm cho tim đập nhanh và mạch co lại?

a. Adrenalin     b. Axêtincôlin     c. Insulin     d . Glucagon

45. Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong sự điều hòa trao đổi chất của cơ thể là nhờ tiết ra loại hoocmôn nào?

a. Adrenalin    b. Nôrađrênalin.    c. Tirôxin.    d. Glucagôn.

46. Ở người bị cận thị khi nhìn một vật thì ảnh của vật sẽ xuất hiện ở:

a. Phía trước màng lưới

b. Ngay màng lưới 

c. Phía sau màng lưới

d. Ở điểm mù.

47, ở cầu thận, các thành phần nào không được lọc vào nang cầu thận vì có kích thước lớn hơn 30 – 40k?

a. lon Na+, Cl

b. Axit uric, creatin

c. Các tế bào máu và prôtêin.

d. lon thừa: H+, K+

48. Da sạch có khả năng tiêu diệt được tỉ lệ vi khuẩn bám trên da là:

a. 75%      b. 90%      c. 85%      d. 95%

49. Chức năng của nơron là gì?

a. Hưng phấn và phản xạ

b. Cảm ứng và dẫn truyền

c. Hưng phấn và dẫn truyền

d. Co rút và cảm ứng

50. Vitamin nào dưới đây có trong bơ, sữa, trứng, dầu cá và là vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời? 

a. Vitamin A     b. Vitamin D     c. Vitamin E      d. Vitamin K.

51. Lớp da chính thức là:

a. Lớp bì

b. Lớp biểu bì

c. Lớp mỡ dưới da

d. Cả a, b và c đều sai.

52. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:

a. Cầu thận, nang cầu thận

b. Cầu thận, ống thận.

c. Nang cầu thận, ống thận

d. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

53 Nhuộm tóc gây đỏ da, viền rìa tóc, có thể gây phù nề mặt là do? 

a. Cơ thể đã phản ứng với kháng nguyên của mĩ phẩm.

b. Vệ sinh tóc không sạch.

c. Vệ sinh da không sạch.

d. Câu b và c đúng.

54. Điều khiển hoạt động của các cơ vân, lưỡi, hầu, thanh quản là do:

a. Hệ thần kinh vận động (cơ, xương).

b. Hệ thần kinh sinh dưỡng.

c. Thân nơron.

d. Sợi trục.

55. Não người có tiến hoá hơn não động vật ở đặc điểm nào sau đây?

a. Tỉ lệ về khối lượng giữa bán cầu đại não với cơ thể lớn hơn.

b. Trên các thuỷ có nhiều nếp nhăn hơn.

c. Trên bán cầu đại não có thêm vùng hiểu chữ viết ở thuỳ chẩm và vùng hiểu tiếng nói ở thuỳ thái dương, nhằm phát triển các chức năng ngôn ngữ và tư duy.

d. Cả a, b và c đều đúng.

56. Mỗi chu kỳ trứng rụng có chu kỳ thời gian là:

a. 15 ngày     b. 15-20 ngày.    c. 20-25 ngày     d. 28-32 ngày

57. Rau xanh, quả tươi, cà chua là loại vitamin nào dưới đây?

a. Vitamin B2            b. Vitamin C

c. Vitamin B6            d. Vitamin B1

58. Trong các tuyến nội tiết, tuyến nào giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác?

a. Tuyến giáp             b. Tuyến tụy Á

c. Tuyến yên              d. Tuyến trên thận.

59. Các loại thức ăn như: lúa gạo, cà chua, ngô vàng, cá hồi, gan sẽ có nhiều vitamin B loại:

a. B1              b. B2            c. B6             d . B12.

60. Người ta thường dùng da trâu, bò để làm trống, đó thực chất là phần nào của da?

a. Tầng sừng     b. Tầng tế bào sống     c. Lớp bì     d. Lớp mỡ

61. Sự giống nhau căn bản nhất giữa hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng là gì?

a. Đều gồm 2 bộ phận là trung ương thần kinh và thần kinh ngoại biên. Đều có chức năng điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan.

b. Cơ chế hoạt động đều là phản xạ.

c. Nhờ cơ chế phản xạ, cơ thể thích nghi được với môi trường.

d. Câu a và b đúng.

62. Vùng dưới đồi là cấu trúc nằm trong:

a. Não trung gian    b. Đại não    c. Tiểu não     d. Trụ não

63 Trong các loại thức ăn sau đây, thức ăn nào có chứa nhiều vitamin B2?

a. Gan, hạt nảy mầm, dầu thực vật

b. Bơ, trứng, dầu cá

c. Rau xanh, cà chua, quả tươi

d. Gan, thịt bò, trứng, hạt ngũ cốc.

64. Điều khiển hoạt động các nội quan như hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, sinh dục, bài tiết là do:

a. Hệ thần kinh vận động (cơ, xương).

b. Sợi trục.

c. Hệ thần kinh sinh dưỡng.

d. Thân nơron.

65. Thành phần của nước tiểu đầu khác với huyết tương là:

a. Trong nước tiểu đầu không có sản phẩm thải 

b. Trong nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin

c. Trong nước tiểu đầu có prôtêin nhưng không có tế bào máu

d. Câu a và b đúng.

66. Rãnh đỉnh ngăn cách giữa:

a. Thuỳ trán và thuy định

b. Thuỳ trán và thuỳ thái dương

c. Thuỳ thái dương và thuỳ chấm

d. Thùy trán và thuỳ chẩm

67. Bệnh loãng xương của người lớn tuổi do thiểu:

a. Vitamin C 

b. Vitamin D

c. Muối khoáng sắt. 

d. Muối khoáng kali.

68. Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong:

a. Một giờ     b. Một ngày.     c. Một tuần.     d. Một tháng

69. Nơi lưu giữ tinh trùng sau khi được sản xuất là?

a. Túi tinh.     b. Ống dẫn tinh.     c. Ông đái.    d. Tuyến tiền liệt

70. Não giữa bao gồm:

a. Đồi thị và vùng dưới đồi

b. Cuống não và củ não sinh tư 

c. Cuống não và vùng dưới đồi

d. Đồi thị và củ não sinh tư

71. Da có thể nhận biết nóng, lạnh, đau… là do:

a. Có tầng tế bào sống

b. Có nhiều cơ quan thụ cảm

c. Có lông bao phủ

d. Cả a, b, c đều đúng

72. Trong các chức năng của da, chức năng nào quan trọng nhất?

a. Bảo vệ

b. Tiếp nhận các kích thích

c. Bài tiết và điều hòa thân nhiệt

d. Cả a, b và c.

73. Điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản là do:

a. Hệ thần kinh vận động

b. Hệ thần kinh sinh dưỡng

c. Thân nơron

d. Sợi trục.

74. Trong cơ quan phân tích thị giác, điểm vàng là nơi:

a. Cho ánh sáng phản chiếu từ vật đi qua 

b. Điều tiết để ảnh rơi đúng trên mạng lưới

c. Tập trung các tế bào que

d. Tập trung các tế bào nón.

75. Tai ngoài có bộ phận nào giữ nhiệm vụ hứng sóng âm?

a. Vành tai       b. Ông tai       c. Màng nhĩ      d. Câu b và c.

76. Tính chất đúng của phản xạ không điều kiện là:

a. Bền vững 

b. Có tính chất có thể

c. Không di truyền

d. Phải qua học tập, rèn luyện.

77. Điều khiển hoạt động của các cơ vân là do:

a. Hệ thần kinh vận động

b. Hệ thần kinh sinh dưỡng 

c. Thân nơron

d. Sợi trục

78. Nơron có chức năng là:

a. Dẫn truyền các xung thần kinh

b. Cảm ứng và dẫn truyền. 

c. Là trung tâm điều khiển các phản xạ

d. Cả a, b và c.

79. Thuỳ chẩm có chứa:

a. Vùng thị giác

b. Vùng vị giác

c. Vùng vận động

d. Vùng cảm giác.

80. Sản phẩm tiết nào sau đây do tuyến tuỵ tiết ra có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu?

a. Insulin

b. Insulin và tirôxin .

c. Insulin và glucagôn

d. Glucagôn.

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Chương XI. Sinh sản-Bài 66. Ôn tập – Tổng kết
Đánh giá bài viết