TẬP ĐỌC

 Chủ Đất Nung

 

1. Đồ chơi của cu Chắt bao gồm:

– Một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng được nặn bằng bột – món quà được tặng trong dịp Trung thu.

– Một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu xanh cũng được nặn bằng bột, cũng là món quà được tặng trong dịp Trung thu.

– Chú bé bằng đất, cu Chắt tự nặn lúc đi chăn trâu.

– Tất cả được cất vào trong cái nắp tráp hỏng.

2. Ý định ra đi của cu Đất

– Nguyên nhân:

+ Cu Đất dính đất sang hai người bột, làm dơ bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và công chúa.

+ Cu Chắt bỏ riêng hai người bột vào cái lọ thuỷ tinh.

+ Cu Đất còn một mình, nhớ quê.

– Cu Đất ra đi:

+ Bỏ ra ngoài cánh đồng.

+ Gặp mưa, ướt, rét, phải cài đống rấm ra sưởi.

3. Cu Đất quyết định trở thành chú Đất Nung – Nguyên nhân:

+ Sợ bị ông Hòn Rấm chê cười là nhát.

+ Được ông Hòn Rấm cho biết đất có thể nung trong lửa.

+ Được ông Hòn Rấm khích lệ đã là người thì phải dám xông pha làm việc có ích.

– Thái độ của cu Đất:

+ Không thấy sợ nữa.

+ Vui vẻ bảo: Nung thì nung!

4. Ý nghĩa câu chuyện

Chú bé Đất can đảm muốn thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích, đã dám nung mình trong lửa đỏ.

Chi tiết “nung trong lửa” trong câu chuyện tượng trưng cho sự rèn luyện trong thử thách. Được tôi luyện trong lửa, chú bé Đất trở thành Đất Nung, cũng như con người tôi luyện trong gian nan mới vững vàng, dũng cảm.

 

 CHÍNH TẢ

I. Nghe – Viết

– Độ dài: 99 tiếng, 9 câu.

– Nội dung: Trời trở rét, bé Ly xin được tấc xa tanh ngồi cặm cụi may cho búp bê chiếc áo. Bé Ly tin là búp bê sẽ rất thích.

– Yếu tố chính tả: viết đúng các tiếng bắt đầu bằng s hoặc x (xa tanh, so, xanh, sẽ, nhỏ xíu); viết đúng các tiếng có vần ât hoặc âc (tấc, rất).

II. Luyện tập

1. Điền tiếng bắt đầu bằng s hay x?

Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ xinh xinh bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong xóm xúm xít lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu xanh lá cây, cái mũ có ngôi sao, khẩu súng đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu: Xinh nhỉ? Cứ như là nó sợ để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

Theo Hải Hồ

2. Điền tiếng chứa vần ât hay âc?

Trời vẫn còn lất phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đất dính vào để dép, nhấc chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt bật lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến rất nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua bậc tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, lật từng trang báo, cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, nhấc bổng tôi qua các bậc thềm.

Theo Trọng Cao

3. Tìm các tính từ

Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x  sáng, sáng suốt, sáng ý, sáng láng, sáng ngời…sành, sành sỏi, sạch sành sanh, bát sành,liễn sành, sành ăn…

xuất thân, xuất dương, xuất trận, xuất trình, xuất sắc, xuất bản, xuất phát, xúc đất, xúc động, xúc tiến…

Chứa tiếng có vần âc hoặc ât

 

chân thật, thành thật, ngay thật, qua thật, sự thật, trật lất, trật tự, trầy trật, trật xương, lật tẩy, lật mặt, gật…

lấc cấc, xấc xược, xấc láo, nói xấc, gang tấc, tấc đất, nhấc chân, nhấc bổng, nhấc đi, bấc đèn, gió bấc…

 

 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về câu hỏi

1. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm

Câu văn Câu hỏi
 a. Hăng hái nhất và khoẻ nhất là Bác cần trục. Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?
b. Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.  Trước giờ học, chúng em thường làm ?
c. Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Bến cảng như thế nào?
d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê. Bọn trẻ xóm em thả diều ở đâu?

2. Từ nghi vấn trong các câu hỏi

Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?

– Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?

– Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?

3. Đặt câu với mỗi từ nghi vấn

– Có phải ngày mai chúng ta kiểm tra Tiếng Việt không?

– Ngày mai chúng ta cũng kiểm tra cả Toán nữa, phải không?

– Cuối tuần sau lớp chúng ta đi Bình Châu à?

4. Câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?

Câu văn Nhận xét
a. Bạn có thích chơi điều không? Là câu hỏi. Hỏi bạn điều chưa biết.
b. Tôi không biết bạn có thích chơi điều không? Không phải câu hỏi.Nêu ý kiến của người nói.
c. Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất? Không phải câu hỏi. Nêu đề nghị của người nói.
 d. Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy? Là câu hỏi.Hỏi bạn điều chưa biết e.
Thử xem ai khéo tay hơn nào? Không phải câu hỏi. Nêu đề nghị của người nói.

 

KỂ CHUYỆN

Búp bê của ai?

1. Thuyết minh cho từng tranh

– Tranh 1: Búp bê bị cô chủ vứt lăn lóc trên nóc tủ cùng các lồ chơi khác.

– Tranh 2: Búp bê bị lạnh cóng trong đêm đông run rẩy khóc.

– Tranh 3: Búp bê bỏ trốn khỏi nhà cô chủ.

– Tranh 4: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm giữa đồng lá khô.

– Tranh 5: Cô bé mang búp bê về nhà, may áo quần cho búp bê.

– Tranh 6: Búp bê sung sướng được cô chủ mới yêu thương, chăm sóc.

2. Kể câu chuyện bằng lời búp bê

Ti là cô bé búp bê xinh xắn. Bé Nga nhìn thấy tôi thích lắm, đòi mẹ mua cho bằng được. Cô bé Nga may cho tôi quần áo đẹp, lúc nào cũng ôm ấp tôi. Nhưng tính chóng chán, chỉ ít lâu sau, bé Nga đã vứt tôi lăn lóc giữa các dòng đồ chơi khác trên nóc tủ. Bé Nga còn tinh nghịch lột hết áo quần của tôi, chỉ để lại cái quần lót. Tôi rét run giữa đêm đông giá lạnh trong khi cô chủ ủ kín trong chăn mền. Buồn tủi, tôi bỏ nhà ra đi ngay trong đêm tối. Ra đến ngoài đường còn lạnh hơn, tôi phải vùi mình vào đống lá khô bên đường.

Sáng ra, ánh mặt trời xua tan khí lạnh, tôi hé đống lá nhìn ra ngoài. Giữa lúc đó, một cô bé cũng trạc tuổi bé Nga đi ngang qua, trông thấy tôi. Cô bé nhặt tôi lên, lau chùi vết dơ bẩn trên người tôi. Cô bé xuýt xoa khen tôi xinh xắn. Cô bé thương cho tôi bị vứt trong đống lá. Cô hỏi nhưng không ai biết tôi ở đâu ra. Cô bé mang tôi về nhà. Cô nhẹ nhàng dùng khăn lau sạch người cho tôi, rồi kiếm vải may cho tôi một bộ quần áo mới. Cho đến lúc đó tôi mới biết tên cô bé là Việt Mỹ. Bé Việt Mỹ đặt tôi ngồi ngay đầu bàn học của bé. Đêm đến, bé đặt tôi nằm bên. Tôi sung sướng được sống bên cô bé nhân hậu.

 

TẬP ĐỌC

Chú Đất Nung (tiếp theo)

1. Hai người bột gặp nạn

– Chàng kị sĩ và cô công chúa sống trong lọ thuỷ tinh.

– Chuột cạy nắp lọ tha cô công chúa và cái lầu vào cống.

– Chàng kị sĩ đi tìm công chúa, bị chuột lừa vào cống.

– Chàng kị sĩ và công chúa gặp nhau, hiểu rõ bị chuột làm hại, cả hai cùng lên thuyền đi trốn.

– Thuyền bị lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay.

2. Cuộc gặp gỡ giữa chàng kị sĩ, cô công chúa và chú Đất Nung

– Đất Nung kịp thời nhảy xuống nước vớt cả hai người lên bờ, phơi nắng cho se bột lại.

– Đất Nung vì đã được nung trong lửa có thể chịu được nắng mưa, không sợ bị nhũn chân tay như hai người bột.

– Câu nói cộc lốc của Đất Nung với hai người bạn thể hiện sự cảm thông chân thành của Đất Nung với hai người bạn chỉ quen sống trong lọ thuỷ tinh, không chịu đựng được thử thách.

3. Ý nghĩa câu chuyện

– Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đỏ đã trở thành người hữu ích, cứu sống được hai người bột yếu đuối. Câu chuyện rút ra bài học: Những ai muốn trở thành người có ích thì phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn.

 

 TẬP LÀM VĂN

Thế nào là miêu tả?

I. NHẬN XÉT

1. Sự vật được miêu tả trong đoạn văn: cây sồi – cây cơm nguội –

lạch nước.

2. Những điều hình dung được từ các sự vật trên:

TT Tên sự vật Màu sắc Hình dáng Chuyển động Tiếng động
1 Cây sòi Cao lớn lá đỏ chói loi  Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ
2 Cây cơm nguội lá vàng rực rỡ  Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng
3 Lạch nước Trườn lên mấy tảng đá trắng,  luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục (chảy) róc rách

3. Các giác quan đã được sử dụng để có được các nhận xét trên:

– Mắt: giúp nhận ra hình dáng, màu sắc của cây sồi, cây cơm nguội; nhận ra chuyển động của lá cây sồi, lá cây cơm nguội; nhận ra chuyển động của dòng nước.

– Tai: giúp nhận ra âm thanh của tiếng nước chảy.

II. LUYỆN TẬP

1. Câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung:

Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa ta, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. (đầu đoạn 1)

2. Hình ảnh em thích trong đoạn trích bài thơ Mưa:

(đoạn cuối) Đất trời. Mù trắng nước. Mưa chéo mặt sân. Sủi bọt. Cóc nhảy chồm chồm. Chó sủa. Cây lá hả hê. Bố em đi cày về. Đội sấm. Đội chớp. Đội cả trời mưa.

Mưa giăng phủ khắp đất trời. Tất cả bị bao trùm bởi một làn mù mưa trắng đục. Mọi vật reo vui đón mưa. Nước sủi bọt trắng. Cóc nhảy đón mừng. Chó sủa reo vui. Lá cây hớn hở. Còn bố em: hiên ngang đi trong mưa như đội tất cả trên đầu, cả bầu trời với mưa, sấm và chớp.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Dùng câu hỏi vào mục đích khác

I. NHẬN XÉT

1. Học sinh tự đọc.

Nhận xét ý nghĩa các câu hỏi trong đoạn trích Chú Đất Nung:

Câu hỏi Ý nghĩa 
– Sao chú mày nhát thế?
 Ông Hòn Rấm khẳng định cư Đất là nhát

Câu hỏi ở đây bao hàm ý chế (không phải để hỏi).

– Chứ sao?  Ông Hòn Rấm khẳng định việc đất có thể nung trong lửa. Câu tiếp liền ngay sau nhấn mạnh thêm ý khẳng định đó, không phải là câu hỏi.

3.

Câu hỏi Ý nghĩa
 – Các cháu có thể nói nhỏ hơn không? Câu hỏi này là một yêu cầu. Cụm từ “có thể… không” làm cho lời yêu cầu lịch sự.

II. LUYỆN TẬP

1. Xác định cách dùng các câu hỏi trong câu:

Câu hỏi Ý nghĩa
a. Có nín đi không? Câu hỏi bao hàm một yêu cầu: người mẹ yêu cầu con nín khóc.
b. Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy? Câu hỏi bao hàm ý chê trách: các bạn chê trách em đã làm cô phiền lòng.
c. Em sẽ thế này mà bảo là con ngựa à? Câu hỏi bao hàm ý chê: người chị chê em vẽ ngựa không khéo.
d. Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không? Câu hỏi bao hàm ý nhờ cậy, yêu cầu giúp đỡ: xem giờ đi miền Đông.

2. Đặt câu hỏi theo tình huống

Tình huống Câu hỏi
a. Nhắc lại đừng hỏi chuyện khi có hiệu trưởng đang nói trong giờ sinh hoạt đầu năm. Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng trao đổi được không?
b. Khen nhà bạn sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp Sao nhà bạn sạch sẽ, gọn gàng thế?
c. Tự trách mình đã làm sai bài tập trong giờ kiểm tra ở lớp. Bài toán dễ vậy mà cũng làm sai! Sao mà mình đoảng thể?
Trao đổi với các bạn về trò chơi yêu thích. Chơi thả diều cũng thích chứ?

3. Xác định tình huống dùng câu hỏi

Mục đích dùng câu hỏi
Tình huống
a.Tỏ thái độ khen, che – Em giúp đỡ bạn học tập, bạn đạt điểm khá trong kiểm tra. Em khen bạn: Chính bạn tự làm này, phải không? Giỏi quá!

– Bạn đặt tính như thế này, sao có được? Phải viết các hàng đơn vị thẳng hàng nhau.

 b. Khẳng định, phủ định – A cho là vấn đề bài báo của B viết không nên đặt ra. Em nhận xét: Bạn B Tiêu vấn đề này đúng đấy chứ? Tại sao chúng ta lại không dám mạnh dạn đấu tranh lại hiện tượng sai trái này trước tập thể?

– A cãi lại: Đấu tranh thì tránh đâu được cơ chứ?

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn – Mượn bạn cục tẩy: Bạn cho mình mượn nhờ  cục tẩy được không?

 

TẬP LÀM VĂN

Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật

I. NHẬN XÉT

1. Cái cối tân

a. Bài văn tả cái cối xay lúa.

b. Xác định các phần trong bài.

– Phần mở bài:

+ Câu mở bài: “Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống”.

+ Nội dung: Giới thiệu cái cối xay lúa.

Phần kết bài.

+ Câu kết bài: “Cái cối xay cũng như… theo dõi từng bước anh đi”.

+ Nội dung: Nêu tình cảm gắn bó mật thiết của các đồ dùng trong nhà với người bạn nhỏ.

c. Xác định kiểu mở bài và kết bài:

– Mở bài trực tiếp: Giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả.

– Kết bài mở rộng: Bình luận thêm về sự gắn bó của đồ vật với con người.

d. Phân tích phần thân bài:

– Nội dung miêu tả:

+ Các bộ phận cối: cái vành, cái áo cối – tai cối – dăm cối – cần cối.

+ Hoạt động của cối. – Nhận xét cách tả:

+ Trình tự tả: Tả theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến bộ phận phụ. Tả các bộ phận cối rồi tả hoạt động của cối.

+ Biện pháp nghệ thuật:

So sánh: chật như nêm cối, cái chết bằng tre mà rắn như đanh. 

Nhân hoá: lúc nào tai cũng tỉnh táo để nghe ngóng.

2. Một số lưu ý khi tả đồ vật

Bài có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

– Mở bài có thể trực tiếp hoặc gián tiếp; kết bài có thể mở rộng hoặc không mở rộng.

– Thân bài có thể tả bao quát toàn đồ vật rồi tả bộ phận của đồ vật. Tập trung tả đặc điểm nổi bật từng bộ phận của đồ vật.

– Phải biết quan sát, quan sát kĩ, quan sát có phương pháp, quan sát bằng các giác quan.

– Ghi nhận kết quả quan sát bằng từ ngữ chính xác, độc đáo và sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.

II. LUYỆN TẬP

Phân tích bài viết về cái trống trường:

a. Câu tả bao quát cái trống: Anh chàng trống này tròn như cái chung, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

b. Tên những bộ phận của cái trống được miêu tả: mình trông – ngang lưng trống – hai đầu trống.

Từ ngữ tả hình dáng và âm thanh của cái trống.

– Hình dáng: tròn như cái chum; mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu; ngang lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

– Âm thanh: tiếng ồm ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng!”; tiếng “Các tùng! Cắc, tùng!” cho tập thể dục; tiếng trống một hồi dài báo hết buổi học.

d. Viết thêm mở bài, kết bài

– Mở bài: Nhớ đến trường là chúng em nhớ ngay đến anh chàng trống to mồm mà tiếng ồm ồm của chàng ta ngay từ xa chúng em đã nhận ra được.

– Kết bài: Tiếng trống thân yêu đã trở thành một kỉ niệm khó quên trong đời học sinh của chúng em. Ấy vậy mà chẳng biết sao ngày nay một số trường lại dùng tiếng chuông điện reng reng lạnh lùng thay cho tiếng trống thùng thùng thân thương, đầm ấm.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 14
Đánh giá bài viết