TẬP ĐỌC

Người tìm đường lên các vì sao

1. Xi-ôn-cốp-xki mơ ước được bay lên bầu trời.

2. Xi-ôn-cốp-xki tiết kiệm, chấp nhận sống kham khổ để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm, Sa Hoàng không ủng hộ sản phẩm khí cầu bay của ông nhưng ông không nản chí mà tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu lí thuyết bay trong không gian. Sau này ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, phương tiện để bay tới các vì sao.

3. Nhờ có mơ ước, có nghị lực và quyết tâm thực hiện mơ ước ấy, Xi-ôn-cốp-xki đã thành công,

4. Căn cứ vào nội dung, ý nghĩa của câu chui vận để tìm các tên gọi khác cho phù hợp.

 

CHÍNH TẢ

1. Nghe – viết: Nghe người khác đọc, viết Người tìm đường lên các vì sao (từ đầu đến có khi đến làng trăm lần). Chú ý viết đúng tên người nước ngoài (Xi-ỐI) -cốp-xki), các từ ngữ dễ lẫn: dại dột, rủi ro, lại làm, nảy ra, non nớt,… 

2. a. Các tính từ:

– Có hai tiếng đều bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, lạnh lẽo, lung linh, lơ lửng, lửng lơ, lặng lẽ, lấm láp, lộng lẫy, lộ liễu, lớn lao…

– Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: nóng nảy, nông nổi, non nớt, náo nức, nô nức, nặng nề, não nùng, năng nổ, nõn nà…

b. nghiêm khắc, phát minh, kiên trì, thí nghiệm, thí nghiệm, nghiên cứu, thí nghiệm, bóng đèn, thí nghiệm

3. Các từ: a. Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa:

– Không giữ vững được ý chí, thiếu kiên trì trước khó khăn, trở ngại: nản chí, nản lòng, chán nản.

– Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới: lí tưởng.

– Không theo được đúng đường, đúng hướng phải đi: lạc hướng, lạc lối, lệch lạc.

b. Chứa tiếng có vần im hoặc iêm, có nghĩa:

– Vật dùng để khâu vá, một đầu có mũi nhọn, một đầu có lỗ xâu chỉ: kim khâu.

– Giảm bớt hao phí tiền của, sức lực, thời gian… trong sản xuất hoặc sinh hoạt: tiết kiệm.

– Bộ phận trung tâm của hệ tuần hoàn, nằm bên trái lồng ngực: tim.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực

1. Các từ:

a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết chí, bền chí, vững chí, bền bỉ, bền lòng, quyết tâm, kiên quyết, kiên định, kiên tâm, kiên trì, vững tâm, vững dạ…

b. Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người: khó khăn, gian khó, gian khổ, gian lao, gian nan, gian truân, thử thách, chông gai, thách thức…

2. Đặt câu:  a – b. Nguyễn Ngọc Ký đã kiên trì vượt qua những khó khăn, trở ngại lớn về dị tật, quyết tâm học tập để trở thành người có ích cho cuộc sống. (Chỉ để tham khảo)

3. Có thể viết về những tấm gương trong học tập ở lớp, trường, những bạn bè, những người mà em biết hoặc lựa chọn một trong các nhân vật như Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Ký, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Xi-ôn-cốp-xki.

 

 TẬP ĐỌC

Văn hay chữ tốt

1. Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì viết chữ rất xấu.

2. Cao Bá Quát viết đơn kêu oan giúp bà cụ hàng xóm. Nhưng vì chữ xấu quá quan không đọc được, bà cụ bị quan đuổi ra khỏi huyện đường. Việc này đã khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.

3. Cao Bá Quát quyết tâm luyện chữ. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông phải viết xong 10 trang vở mới chịu đi ngủ. Ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp về làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Ông kiên trì luyện chữ suốt mấy năm trời.

4. Câu đầu là Mở bài, hai câu cuối là Kết bài.

 

TẬP LÀM VĂN

Trả bài văn kể chuyện

1. Nghe nhận xét chung của cô giáo (thầy giáo) về bài làm của cả  lớp. Chú ý ghi lại những nhận xét mà em thấy là cần thiết cho mình.

2. Tự chữa bài:

– Đọc lại bài làm của mình, chú ý xem kĩ những nhận xét của cô giáo (thầy giáo), kiểm tra lại các lỗi của bài làm theo lời phê.

– Thực hiện chữa lỗi theo yêu cầu của cô giáo (thầy giáo): lỗi về ý, lỗi về bố cục bài văn, lỗi về dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.

– Tự chữa lỗi bài làm của mình, đổi bài cho bạn để kiểm tra, góp ý lẫn nhau.

– Tham khảo những bài viết được điểm tốt, những đoạn văn hay của các bạn. Tự so sánh với bài của mình để rút kinh nghiệm.

3. Viết lại một đoạn văn trong bài của mình mà em cho là chưa hay.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 Câu hỏi và dấu chấm hỏi

I. NHẬN XÉT

1. Các câu hỏi trong bài Người tìm đường lên các vì sao: “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”, “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?”.

2. Câu hỏi thứ nhất là Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình, câu thứ hai là một người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki.

3. Dấu hiệu nhận biết:

– “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”: Từ vì sao, dấu chấm hỏi.

– “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?”: Từ thế nào, dấu chấm hỏi.

II. LUYỆN TẬP

1. Câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹHai bàn tay:

Câu hỏi Câu hỏi của ai? Để hỏi ai? Từ nghi vấn
Con vừa bảo gì? Của mẹ Cương Hỏi Cương
Ai xui con thế? Của mẹ Cương Hỏi Cương Thế
Anh có yêu nước không? Của Bác Hồ Hỏi bác Lê Có, không
Anh có thể giữ bí mật không? Của Bác Hồ Hỏi bác Lê Có, không
Anh có muốn đi với tôi không? Của Bác Hồ Hỏi bác Lê Có, không
Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền? Của Bác Lê Hỏi Bác Hồ Đâu
Anh sẽ đi với tôi chứ? Của Bác Hồ Hỏi bác Lê Chứ

2. Tự chọn 3 câu trong bài văn hay chữ tốt và đặt câu hỏi về nội dung của từng câu theo gợi ý:

– Ai?

– Cái gì?

– Làm gì?

– Thế nào?

– Như thế nào?

– Tại sao? (Vì sao?)

– Có, không?

3. Đặt một câu hỏi để tự hỏi mình:

– Về việc học các môn.

– Về việc đọc sách.

– Về việc tự học

– Về việc giúp đỡ bạn bè trong học tập.

– Về việc giúp đỡ bố mẹ làm những việc trong gia đình.

 

TẬP LÀM VĂN

Ôn tập văn kể chuyện

1. Đề 2 là văn kể chuyện, vì khi làm đề này, các em phải kể một câu chuyện với nhân vật, cốt truyện, diễn biến các sự việc, ý nghĩa của câu chuyện…

Kể câu chuyện này để chúng ta noi theo tấm gương rèn luyện thân thể của nhân vật.

2. Lựa chọn đề tài và xác định câu chuyện sẽ kể. Lập dàn ý theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

– Mở bài: giới thiệu chung về câu chuyện sẽ kể, dẫn dắt vào sự việc mở đầu của câu chuyện.

– Thân bài: trình bày diễn biến các sự việc trong câu chuyện.

– Kết bài: nêu sự việc kết thúc câu chuyện, bình luận về ý nghĩa của câu chuyện.

3. Để có thể kể câu chuyện một cách hấp dẫn, thể hiện được nội dung

một cách sâu sắc, các em phải nắm chắc những khía cạnh chính của cậu chuyện. Trao đổi với các bạn về câu chuyện là một trong những cách làm rất có ích trong việc này. Có thể trao đổi với các bạn câu chuyện của mình xung quanh những vấn đề sau:

– Câu chuyện gồm những nhân vật nào? Em tập trung kể về nhân vật nào?

– Câu chuyện mà em kể đã thể hiện được rõ nét tính cách của nhân vật chưa? Cần khắc họa đậm nét tính cách của nhân vật bằng những chi tiết nào? (có thể là hành động, ngôn ngữ, ngoại hình…).

– Qua câu chuyện, em muốn nói điều gì? Câu chuyện giúp cho em và mọi người hiểu được điều gì?

– Em đã mở đầu và kết thúc câu chuyện theo cách nào? Cách mở đầu và kết thúc ấy đã làm nổi bật nội dung của câu chuyện chưa?

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập SGK Tiếng việt 4 Tập 1 – Tuần 13
Đánh giá bài viết