HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Bài viết dễ biến thành bài báo (văn thuyết minh) về những tấm gương cưu mang giúp đỡ người nghèo, người tàn tật. Nhưng để yêu cầu viết văn nghị luận, vậy sau khi nêu một số tấm gương ấy, người viết phải nói gì? Có thể phải bàn luận về hiện trạng người nghèo và tàn tật ở nước ta, bản chất của hiện tượng tốt đẹp cưu mang người nghèo, người tàn tật và cách phát huy bản chất đó để không nhưng giúp cho người nghèo, người tàn tật có một cuộc sống tốt hơn, đỡ nghèo đỡ khổ, vượt lên được hoàn cảnh khó khăn mà còn có tác dụng nhân đạo hóa môi trường sống, nhận thêm cái tốt, cái thiện trong mỗi con người.

BÀI LÀM

Chuyện gia đình ông bà Lê Minh Châu và cô gái Lê Ngọc Dung ở khu tập thể Thủ Lệ I phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội đã cưu mang anh thương binh bị tâm thần Nguyễn Đình Thúc ở làng Tống Vũ, thị xã Thái Bình khi anh đang lang thang ở chợ Cầu Giấy, bị bọn lưu manh đánh đập phải đưa vào bệnh viện là một chuyện hết sức cảm động trong xã hội ta hiện nay. Ông Châu là cựu chiến binh về hưu, lương ít, bà Châu bán chè đỗ đen ở chợ Cầu Giấy, Cô Dung làm y sĩ ở bệnh viện Xanhpôn, lương cũng không bao nhiêu, nhưng khi thấy anh Thúc bị đánh đau, bà Châu cùng mấy người ở chợ thuê xe chở anh Phúc đến viện Xanhpôn, cô Dung sau khi cứu chữa cho anh đã bàn với cha mẹ đưa Thúc về nhà nuôi dưỡng, phục thuốc. Ông Châu thu xếp lại đồ đạc trong phòng mình, kể cho Thúc một cái giường nhỏ gần chỗ ông nằm. Sau đó, ông nhắn tin đi khắp nơi và nhiều lần đi đến các tỉnh có hồi âm để tìm gia đình Thúc. Sau mấy năm vất vả, cuối cùng, ông Châu cùng tìm được. Đó là gia đình bà Tám ở làng Tống Vũ, thị xã Thái Bình. Thúc dần dần nhận lại lược mẹ, nhận lại được người yêu và rồi anh lập gia đình, có con và sống hạnh phúc trong ngôi nhà tình nghĩa bên đại gia đình và làng xóm thân yêu.

Tấm gương của ông bà Châu và chị Dung quá đẹp, vượt trên cả sức tưởng tượng. Một gia đình ở Hà Nội dám đưa một thương binh tâm thần không biết gốc gác về nhà nuôi dưỡng thuốc men, nhất là gia đình mình lại không sung túc và lại có một cô gái chưa có chồng. Cái gì đã làm cho họ vượt lên e ngại, vượt lên dư luận để cứu mạng một con người bị thương tật đến gần mất trí nhớ như vậy? Đó chính là tình thương đồng loại, tình thương đồng chí, lòng biết ơn đối với những người đã hi sinh một phần xương máu và hạnh phúc cá nhân cho đất nước. Chính tình thương bao la, cao cả đó đã đánh thức trí nhớ đã bị vùi lấp của anh thương binh, khiến anh nhớ lại được tên làng, nhận lại được mẹ và nhận lại được người yêu và trở lại với đời thường, làm một con người bình thường có hạnh phúc.

Tấm gương cưu mang người nghèo khổ, tàn tật của gia đình ông Châu thật cao cả, nhưng không phải cá biệt mà còn nhiều, rất nhiều những tấm gương khác trong chiến tranh, sau chiến tranh, ở những hoàn cảnh khác với những mức độ khác và không kém cảm động. Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao một cộng đồng dân tộc còn nghèo như dân tộc ta lại có nhiều tấm gương cao đẹp, nhiều tấm lòng hào hiệp như thế? Điều đó xuất phát từ truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Tay đứt ruột xót”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc ta.

Những tác dụng của các cuộc vận động cứu giúp những người nghèo khó, tàn tật không phải chỉ ở chỗ làm tăng thêm quỹ từ thiện của xã hội bao nhiêu tỉ đồng mà quan trọng hơn là nó đã hàn gắn những vết thương tâm hồn, đem lại niềm hy vọng, niềm tin yêu cuộc sống cho hàng triệu người bất hạnh và thắp lên ngọn lửa tình thương ở cả những tâm hồn vô cảm và tắm đẫm xã hội trong bầu không khí ấm áp của tình nhân ái, tình đồng bào, của cái thiện, làm cho cái ác không còn đất để trồi lên. Hơn thế, một khi cải thiện được nâng lên thành cái đẹp, thành lí tưởng thẩm mĩ thì đạo đức sẽ trở thành cái bình thường, cái phổ biến như Gorki từng nói: “Mĩ học là đạo đức học của ngày mai”.

Học sinh chúng ta, trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nguyện góp phần nhỏ bé của mình trong phong trào xung phong tình nguyện, đem ánh sáng đến nơi còn bóng tối, đem hơi ấm đến thời còn giá lạnh, đen đoàn tụ đến nơi còn li tán… mẫn cảm với cái đau, cái khổ của người và trang bị cho mình sức mạnh về tinh thần và vật chất để xua tan cái dau, cái khổ ấy.

ĐỀ 21: Nhiều tấm gương cưu mang, giúp đỡ người nghèo, người tàn tật… đã xuất hiện trong cộng đồng dân tộc. Viết bài văn nghị luận ca ngợi và khẳng định nét đẹp đó trong cuộc sống hiện nay (có thể viết chung hoặc đi sâu vào một hiện tượng tiêu biểu, có ý nghĩa).
2 (40%) 6 votes