HƯỚNG DẪN

– Lời đề tựa nêu ra hai điều băn khoăn của tác giả: Lẽ phải thuộc về ai? (Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô; Mất Cửu Trùng Đài nên mừng hay nên tiếc?. Và một lời khẳng định: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với đan Thiềm”.

– Thực ra đây không phải là sự băn khoăn, khó hiểu của Nguyễn Huy Tưởng, chẳng qua ông muốn làm rõ thêm tư tưởng chính mình qua vở kịch vốn sẽ gây nhiều cách hiểu khác nhau. Ông nói: “Ta chẳng biết” nhưng lại trả lời: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Nhà văn, qua mâu thuẫn kịch, qua hình tượng nhân vật và biểu tượng Cửu Trùng Đài muốn nói lên tấm lòng cảm thông, cất lên tiếng nói tri âm trong nỗi đam mê tận cùng với nghệ thuật; qua đó, ngợi ca cái đẹp, cái cao cả ngay khi nó rơi vào sự phức tạp nông nỗi của cuộc đời, đồng thời chống lại lên án sự ngộ nhận, bạo quyền, sư bột phát không kiềm chế của con người đối với nghệ thuật. Đó là tư tưởng nhân văn bao trùm trên tác phẩm này.

ĐỀ 122: Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa trên.
2 (40%) 5 votes