HƯỚNG DẪN 

– Ở lớp VII trong hồi cuối của vở kịch Vũ Như Tô, khi Cửu Trùng Đài sắp bị thiêu hủy. Vũ Như Tô và Đan Thiềm sắp bị giết, cả hai nhân vật này đều nói lên từ “vĩnh biệt”. Đa Thiềm thét lên thảng thốt: “- Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”. Vũ Như Tô (lúc đó còn tin tưởng Cửu Trùng Đài sẽ không bị đốt, mình sẽ không bị giết), trong tâm trạng buồn rầu, gượng nói: “- Xin đa tạ tấm lòng tri kỉ. Đan Thiềm “xin cùng bà vĩnh biệt!”. Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ”. Như vậy, từ “vĩnh biệt” trong phần này chưa hoàn toàn gắn với cảm hứng của đoạn trích nhưng cũng đã bắt đầu nhen nhóm một cảm hứng từ biệt đớn đau.

– Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chính là lời vĩnh biệt “mộng lớn” (xây dựng cho đất nước một công trình “tranh tinh xảo với hoá công nghìn thu còn hãnh diện”) của Vũ Như Tô. “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” còn là lời vĩnh biệt cái đẹp đầy ẩn ức của chính Vũ Như Tô. Và giây phút đó, tác giả đã bất tử hóa hình tượng nhân vật này…

ĐỀ 123: Trình bày suy nghĩ về nhan đề đoạn trích – Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Đánh giá bài viết