HƯỚNG DẪN

Hồi V của Vũ Như Tô có giá trị nghệ thuật đặc sắc của một vở bi kịch lịch sử. Tác giả thể hiện tài năng trong việc xây dựng nhân vật, miêu tả không khí, nhịp điệu, dẫn dắt xung đột kịch (qua nghệ thuật dàn cảnh, phân lớp), ngôn ngữ kịch (bao gồm cả lời của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả), cách chú thích, chỉ dẫn sân khấu…

– Không khí kịch: Hành động kịch được tạo ra thông qua nhịp điệu, sắc thái khẩu khí của lời nói – hành động của những nhân vật, thông qua việc “ra”, “vào” của các nhân vật ở đầu và cuối nối lớp. Đặc biệt, các lớp dài ngắn; có lớp chỉ vài ba lượt thoại nhỏ; những tiếng reo, tiếng thét, tiếng động dội từ hậu trường thể hiện qua lời chỉ dẫn sân khấu… thể hiện tính hành động rất cao, khiến người đọc (người xem) hình dung cả một không gian dồn ép, bạo lực kinh hoàng đến chóng mặt. Lê Tương Dực bị Ngô Trạch giết chết, hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn (qua lời kể của Lê Trung Mại), Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu), Đao Thiềm suýt bị bọn nội gián thắt cổ ngay tại chỗ, Vũ Như Tô ra pháp trường, tiếng la ó, than khóc, nước mắt,… tất cả hừng hực bùng cháy, nát tan…

– Mỗi lần Đan Thiềm cũng như Vũ Như Tô xuất hiện (với công trình Cửu Trùng Đài đang xây) trên sân khấu đều đánh dấu một biến động lớn của hành động kịch. (Cảnh thứ nhất : Hồi I, lớp 7; cảnh thứ hai: Hồi III: lớp 9; cảnh thứ ba: Hồi V lớp 7,8, 9. Hồi I: Dài cao sắp mọc – tình tri ki nảy sinh; Hồi III: Cửu Trùng Đài đang mọc lên dang dở nhưng hứa hẹn đẹp và kì vĩ – tình tri kỷ gắn bó tha thiết; Hồi V: Cửu Trùng Đài bốc cháy – người tri kỉ, tình tri kỷ chìm trong bi tráng).

– Yếu tố lịch sử được nhà văn khai thác ở đây là câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực (như sách Đại việt sử kí và Việt sử thông giám cương mục ghi lại). Đài xây dang dở, kiến trúc sư tài hoa Vũ Như Tô đã phải chịu cái chết oan khốc. Khi đi vào kịch, với tính ước lệ sân khấu, tác giả đã có những tái tạo mới mẻ tạo dựng lại khung canh, không khí bi tráng của lịch sử, đặt hành động kịch vào trong “một cung cấm” với nhiều nhân vật lịch là những nhân vật lịch sử, nhiều tên đất, tên người gắn với Triều Lê… Nhưng tác giả không lệ thuộc vào lịch sử, không viết lại lịch sử, những hư cấu nghệ thuật chính là nét độc đáo của tác phẩm này.

– Trong lối V, bên cạnh các lời thoại, các chỉ dẫn sân khấu được sử dụng để tạo dựng tình huống, bối cảnh cho diễn xuất. Ở lớp I, khi Đan Thiềm thoại: “Ông phải trốn đi” thì kèm theo chú thích: Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí”. Hay ở lớp IX, kèm lời Ngô Hạch “Dẫn nó đi” là chủ thích nghệ thuật: “chợt có ánh lửa sáng rực, cả tàn than, bụi khói bay vào”. Cách thức đối thoại, chú thích, chỉ dẫn sân khấu nói trên đã tăng phần hiệu quả và chúng ta chỉ có thể cảm nhận hết khi được trực tiếp xen trên sân khấu kịch.

ĐỀ 121: Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?
Đánh giá bài viết