1. Thể loại

Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm cho em biết tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.

2. Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nêu các sự việc chính của truyện.

– Truyện Thánh Gióng có các nhân vật: Thánh Gióng, vợ chồng ông lão, nhà vua (đời Hùng Vương thứ 6), sứ giả, giặc Ân.

– Nhân vật chính là Thánh Gióng. – Các sự việc chính của truyện: + Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Gióng. + Giặc Ân đến xâm phạm, vua tìm người tài giúp nước. + Gióng yêu cầu nhà vua chuẩn bị vũ khí để đi đánh giặc. + Gióng lớn nhanh như thổi, trở thành tráng sĩ. + Gióng đánh tan giặc, cởi bỏ giáp sắt và bay thẳng về trời.

3. Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong tác phẩm là gì? Truyền thuyết này liên quan đến sự thật lịch sử nào?

Những sự kiện và di tích lịch sử được kể. – Phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ, mở hội,… – Tre đằng ngà, các vết chân ngựa, ao hồ, làng Cháy,…

– Thời Hùng Vương: Cư dân Việt tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.

– Số lượng và kiểu vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn (roi sắt, giáp sắt, ngựa sắt).

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta thời các vua IIùng – buổi đầu dựng nước của dân tộc ta.

4. Nếu các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản và ý nghĩa của các chi tiết đó.

Các chi tiết kì ảo là:

– Giáng sinh ra trong hoàn cảnh đặc biệt: mẹ Gióng đặt bàn chân vào một vết chân to, sau đó bà thụ thai và sinh ra Thánh Gióng.

– Gióng lớn lên đặc biệt: ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, nhưng khi nghe sứ giả rao cần người tài giỏi cứu nước thì Thánh Gióng bỗng dưng cất tiếng nói.

– Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

– Phương tiện đánh giặc của Gióng cũng rất đặc biệt: ngựa sắt hí dài, phun lửa, phi thẳng đến nơi có giặc.

– Sau khi chiến thắng, Giống một mình một ngựa bay về trời.

Những chi tiết tưởng tượng kì ảo đó góp phần thần kì hóa, làm cho câu chuyện hấp dẫn, tô đậm vẻ đẹp kì vĩ của người anh hùng.

5. Giải thích ý nghĩa của các chi tiết

a) Tiếng nói đầu tiên của đứa trẻ lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc

– Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam, đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước. Dòng máu yêu nước

trong cơ thể của đứa trẻ, nên tiếng nói đầu tiên là tiếng nói về ý thức trách nhiệm đối với đất nước.

– Hình ảnh Thánh Gióng tiêu biểu cho hình ảnh nhân dân Việt Nam anh hùng, bất khuất, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc.

b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: Mơ ước của nhân dân là có phương tiện, vũ khí chắc chắn, hiện đại để đánh đuổi quân thù.

c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng: Sức mạnh của Gióng là sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, của nhân dân, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: Thể hiện ước mơ của nhân dân muốn có người tài giỏi cứu nước. Nhờ sức mạnh tổng hợp của quần chúng, Gióng trở thành người anh hùng đánh đuổi ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

e) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. – Ca ngợi sức mạnh của Thánh Gióng.

– Vũ khí của người anh hùng không chỉ là roi sắt hiện đại mà còn là những vũ khí thô sơ, quen thuộc với nhân dân (cây tre).

f) Gióng đánh giặc xong, cởi giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

– Nâng cao vẻ đẹp của người anh hùng: Gióng là người anh hùng trong mơ ước của người dân. Chàng đánh giặc để đem lại cuộc sống bình yên cho dân chứ không mưu cầu lợi lộc, công danh.

– Theo quan niệm dân gian, về trời là về cõi cao cả, vĩnh hằng. Thánh Gióng không chết mà vào cõi bất tử, sống mãi trong lòng dân.

6. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.

– Thánh Gióng là hình tượng cao đẹp, tiêu biểu cho phẩm chất anh hùng của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu giữ nước.

– Hình tượng Thánh Gióng thể hiện ý thức bảo vệ đất nước của dân tộc ta, khẳng định sức mạnh tổng hợp của dân tộc.

– Qua nhân vật, ta thấy được ước mơ, quan niệm của nhân dân về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

7. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em? Học sinh tự chọn hình ảnh, giải thích rõ lí do vì sao em thích.

8. Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng?

– Thi thể thao trong nhà trường là để rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh.

– Phù Đổng là nơi Thánh Gióng được sinh ra, được bà con nuôi dưỡng và trở thành người anh hùng: Gióng được vua phong là “Phù Đổng Thiên Vương”.

– Chọn tên hội thi thể thao trong nhà trường là Hội khỏe Phù Đổng với mong ước có nhiều những thanh niên, học sinh mạnh khỏe, cường tráng “như Thánh Gióng” để bảo vệ và xây dựng đất nước, tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh.

Đề 11: Phân tích truyện Thánh Gióng
4.9 (98.67%) 15 votes