1. Vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

Vì cuộc chiến chống giặc Minh của nghĩa quân là chính nghĩa nhưng buổi đầu chống giặc, thế lực nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu. Long Quân, thế lực siêu nhiên, đại diện cho công lí, giúp nghĩa quân Lam Sơn diệt trừ bọn giặc bạo ngược.

2. Lê Lợi nhận được gươm thần rất đặc biệt: – Lê Thận nhặt được lưỡi gươm khi làm nghề đánh cá, sau đó Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm tự nhiên sáng rực lên, Lê Lợi cầm lên xem thì thấy có khắc hai chữ “Thuận Thiên”.

– Chuôi gươm: Lê Lợi nhặt được trong rừng, trên ngọn cây đa, khi bị giặc đuổi, sau đó đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

3. Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn – Về tinh thần: khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. – Về vật chất: Không ăn uống cực khổ như trước, có những kho lương mới chiếm được của giặc.

– Kết quả: Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi, quân Minh bạt vía, gươm mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi, đến lúc không còn một bóng quân thù.

4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm?

– Long Quân cho đòi gươm khi đất nước đã yên bình. (Một năm sau khi đuổi giặc Minh, Lê Lợi đã lên làm vua, cưỡi thuyền rồng đi dạo trên hồ Tả Vọng).

– Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra trang nghiêm, nhuốm màu sắc thần kì:

+ Tự nhiên gươm thần động đậy.

+ Rùa vàng nhô lên nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

+ Vua nâng gươm. Rùa há miệng đớp lấy và lặn xuống nước.

5. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm.

– Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm).

– Ca ngợi tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo và đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi.

– Thể hiện ý nguyện đoàn kết, khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

6. Truyền thuyết của nước ta có hình ảnh Rùa Vàng.

– Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy: Rùa Vàng (Thần Kim Quy) giúp vua xây thành, chế nỏ thần để chống giặc.

– Hình ảnh Rùa Vàng trong các truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng sông núi, cho tổ tiên dân tộc và tình cảm của nhân dân

– Rùa Vàng còn là một thế lực thần linh tượng trưng cho công bằng, lẽ phải, giúp nhân dân ta diệt trừ bọn giặc bạo tàn.

7, Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuỗi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?

Vì đây là những chi tiết kì ảo, góp phần khẳng định tính chất toàn dân của cuộc khởi nghĩa. Thanh gươm đó là sự hội tụ thống nhất trí tuệ, tình cảm và sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước (từ miền xuôi đến miền ngược).

Mặt khác, nếu để nhận thanh gươm cùng một lúc thì câu chuyện sẽ giảm đi yếu tố kì ảo, hoang đường vốn là yếu tố đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn của truyện dân gian.

8. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi.

Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa câu chuyện sẽ bị thu hẹp.

– Truyện gắn với sự thật lịch sử, sau khi đánh tan giặc Minh, Lê Lợi lên làm vua, đã về kinh thành Thăng Long. Việc trả gươm ở Thăng Long là phù hợp, gắn với địa danh có thực là hồ Hoàn Kiếm.

– Chọn Thăng Long – thủ đô của đất nước là nơi tượng trưng cho cả dân tộc, thể hiện rõ tư tưởng yêu chuộng hòa bình và tinh thần cảnh giác của dân tộc ta.

Đề 10: Suy nghĩ về truyện Sự tích Hồ Gươm
4.9 (98%) 10 votes