1. Nội dung

Truyền thuyết Thánh Gióng là một bản anh hùng ca mở đầu cho truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc, trong đó Gióng là nhân vật trung tâm của truyện, mang tính cách anh hùng từ lúc sinh ra đến lúc hóa thân.

– Sự ra đời của Gióng rất kì lạ. Bà mẹ Gióng ướm chân vào vết chân khổng lồ, về nhà mang thai sinh ra Gióng. Đó là hình thức giao tiếp kì lạ giữa thần linh và con người, phản ánh nguồn gốc kì ảo của nhân vật. Chi tiết đó mang tính dự báo về cuộc đời và chiến công kì lạ của nhân vật ở chặng sau. Nguồn gốc kì ảo là tiền đề cho việc nhân vật có chiến công và kì tích phi thường.

– Cuộc đời và chiến công của Thánh Gióng được truyền thuyết thể hiện với nhiều nét thần kì: cậu bé 3 tuổi không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng tiếng nói đầu tiên lại là tiếng nói xin đi đánh giặc. Sự im lặng suốt mấy năm đó phản ánh sự dồn nén của bản lĩnh, quyết tâm của cả cộng đồng. Thánh Gióng lớn lên bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của dân làng cho nên cậu là hiện thân sức mạnh của tập thể, của tinh thần đoàn kết, của sự kết hợp sức mạnh giữa cá nhân và cộng đồng. Có thể nói, hình tượng Gióng đã tập trung những nét đẹp đẽ, hào hùng nhất về người anh hùng đánh giặc ngoại xâm. Đi khắp vùng trung châu đều có dấu vết của bước chân, vó ngựa Thánh Gióng:

+ Làng Mát: Kể chuyện Gióng dừng chân uống nước rồi đổi tên làng từ Kẻ Khó sang Kẻ Mát.

+ Làng Mã: Kể chuyện Gióng dừng ngựa nên làng có tên là làng Mã.

+ Làng Cháy: Kể chuyện ngựa Gióng phun lửa làm cháy cây cối xung quanh.

+ Ở làng Bàng, xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có bãi cát trắng tương truyền là bọt mép ngựa Thánh Gióng để lại…

– Về lễ hội Gióng: Dân gian có câu:

Mởng bảy hội Khánh, mồng tán hội Dâu

Mồng chín đâu đâu cũng về hội Gióng. Hằng năm vào ngày mồng tám tháng tư âm lịch, tại đình làng Gióng (tên chữ là làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) có mở hội kỉ niệm đức Phù Đổng Thiên Vương, tục gọi là Đức Thánh Gióng, rất linh đình và trang trọng. Hội đền Phù Đổng Thiên Vương, tục gọi là hội Gióng, với những nghi thức trang nghiêm của tế lễ, sự sôi nổi hoành tráng của trò diễn trận giả, màn múa hát của nhân dân,… tất cả cho thấy sự bất tử của hình tượng Gióng trong đời sống nhân dân và niềm tự hào, biết ơn của những thế hệ sau với người anh hùng chống ngoại xâm ở buổi đầu dựng nước.

2. Nghệ thuật

– Tác giả dân gian đã phát huy trí tưởng tượng, xây dựng nên những hình ảnh kì ảo, hoang đường nhằm ca ngợi nhân vật anh hùng Thánh Gióng. Thành công của truyện đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng mang vẻ đẹp kì vĩ, chiến công phi thường: chàng trai làng Phù Đổng vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, cưỡi ngựa sắt phun lửa thiêu đốt quân giặc, quật gây sốt tiêu diệt giặc Ân, nhỏ bụi tre đăng ngày cưỡi ngựa sắt bay về trời,… .

– Mô-típ sự hóa thân của Gióng: Cuối truyện Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi áo giáp sắt vắt lên cây, rồi cả người và ngựa bay về trời. Trong ngôn ngữ dân gian “về trời” có nghĩa là chết nhưng nhân dân không để cho Gióng chết mà biến nhân vật thành bất tử. Gióng bay về trời, trở thành một trong những vị thánh bất tử (một trong Tứ bất tử), được muôn đời thờ Phụng. Như vậy, Gióng không chết mà sống mãi trong tâm thức dân gian. Hình tượng đẹp đẽ, lí tưởng và cao cả đó có sức lan tỏa to lớn, giáo dục ý thức về lịch sử, động viên tinh thần đấu tranh của muôn thế hệ sau.

 

Đề 12: Cảm nhận truyện Thánh Gióng
4.9 (98.89%) 18 votes