1. Nội dung

– Truyện giải thích nguồn gốc trực tiếp tên gọi của hồ Hoàn Kiếm. Theo đó, hồ Tả Vọng còn có tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm là do có chuyện Lệ Lợi trả gươm cho rùa thần. Ngoài ra hồ còn có tên dân gian là hồ Lục Thủy do nước trong hồ trong và xanh.

– Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khép lại thì “vừa như in”, cho thấy sự đồng tâm nhất trí của cả dân tộc một lòng đánh giặc. Gươm sáng ngời hai chữ “Thuận Thiên”, đề cao vai trò của chủ tướng Lê Lợi đồng thời khẳng định sự nghiệp kháng Minh hợp lòng dân, ý trời.

– Thần Kim Quy trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Trong truyền thuyết, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, thần Kim Quy đã giúp vua xây thành, chế nỏ thần và chỉ cho vua thấy “giặc ở sau lưng”.

2. Nghệ thuật

– Sự tích Hồ Gươm tiêu biểu cho loại truyền thuyết địa danh, ra đời nhằm giải thích tên gọi của các địa danh. Truyện mang nét đặc trưng của truyền thuyết từ lời kể, nhân vật đến kết cấu và các chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Nếu như lời kể ở truyện cổ tích mang tính khái quát, phiếm chỉ thì truyền thuyết lại chú ý đến những nét cụ thể: câu chuyện bao giờ cũng đặt trong một thời gian (thời đại) và trong một không gian cụ thể. Sự tích Hồ Gươm gắn với thời gian cụ thể (thời Lê), và không gian cụ thể (từ Lam Sơn đến Thăng Long).

– Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm xây dựng hình tượng bằng con đường huyền thoại hóa lịch sử (sáng tạo những nét kì ảo, hoang đường về nhân vật lịch sử – Lê Lợi). Trên cơ sở nhân vật lịch sử có thật, tác giả dân gian đã vận dụng trí tưởng tượng xây dựng nên những tình huống hấp dẫn. | – Truyện sử dụng mô típ con số 3 quen thuộc qua ba lần Lê Thận đánh cá đều vớt được thanh sắt, là lưỡi gươm. Thanh gươm Thuận Thiên gồm hai bộ phận: chuôi gươm và lưỡi gươm. Thanh gươm tháo rời là mô típ phổ biến vùng Đông Nam Á, mang ý niệm về sự lưỡng hợp, biểu trưng cho tinh thần thống nhất, đoàn kết giữa các tập thể, cộng đồng dân cư làm nên chiến thắng.

Đề 9: Cảm nhận truyện Sự tích Hồ Gươm
Đánh giá bài viết