I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

– Tìm hiểu đường đi giữa các sản phẩm tiết và nêu rõ sự sai khác giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết.

Giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết:

* Giống nhau: Các tế bào tuyến đều tạo ra các sản phẩm tiết.

* Khác nhau:

+ Sản phẩm của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu.

+ Sản phẩm của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.

– Hãy kể tên các tuyến mà em đã biết và cho biết chúng thuộc các loại tuyến nào? Tên các tuyến mà em đã biết:

+ Tuyến gan, tuyến tụy, tuyến nước bọt, tuyến lệ, tuyến bã… Chúng thuộc loại tuyến ngoại tiết. .

+ Tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến tụy (vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết), buồng trứng, tinh hoàn. Các tuyến trên là tuyến nội tiết.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng giống nhau ở những điểm nào?

Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

Cấu tạo Chức năng
Tuyến ngoại tiết Bởi tế bào tuyến Tiết ra chất tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.
Tuyến nội tiết Bởi các tế bào tuyến Tiết ra hoocmôn ngấm thẳng vào máu.

Câu 2. Nêu rõ tính chất và vai trò của hoocmôn từ đó xác định rõ tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung?

– Tính chất của hoocmôn:

+ Tính đặc hiệu: Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định, một số quá trình sinh lí nhất định, một số chức năng nhất định.

+ Hoocmôn có hoạt tính sinh lí rất cao: chỉ tác động với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.

+ Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài: insulin của bò đã được dùng chữa bệnh tiểu đường cho người.

– Vai trò của hoocmôn:

   Nhờ sự điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động của các hoocmôn mà nó đã thực hiện được các vai trò:

+ Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.

+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Vì vậy, nếu mất sự cân bằng trong hoạt động của các tuyến nội tiết thường dẫn đến bệnh lí.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Đánh dấu x vào ô mà em cho là đúng trong bảng sau:

Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết
1. Tuyến nước bọt
2. Tuyến tuỵ
3. Tuyên gan
4. Tuyến ruột
5. Tuyến mồ hôi
6. Tuyến yên
7. Tuyến giáp
8. Tuyến cận giáp
9. Tuyến trên thận
10. Tuyển sinh dục

Đáp án:

Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết
1. Tuyến nước bọt x
2. Tuyến tuỵ x x
3. Tuyên gan x
4. Tuyến ruột x
5. Tuyến mồ hôi x
6. Tuyến yên x
7. Tuyến giáp x
8. Tuyến cận giáp x
9. Tuyến trên thận x
10. Tuyển sinh dục x x

Câu 2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết và tuyến pha. Nhiệm vụ chủ yếu của các tuyến nội tiết là gì?

Đáp án:

* Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết và tuyến pha.

Tuyến ngoại tiết:

– Là những tuyến có ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài. Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không cao.

– Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến gan, tuyến ruột, tuyến mồ hôi. Tuyển nội tiết:

– Là những tuyến mà các chất tiết ra được ngấm thẳng vào máu, đến các tế bào và cơ quan, làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí trong cơ quan và cơ thể. Lượng chất tiết rất ít nhưng lại có hoạt tính cao.

– Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến phó giáp, tuyến trên thận. Tuyến pha:

– Là những tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết.

– Ví dụ: tuyến tụy, tuyển sinh dục…

* Nhiệm vụ chủ yếu của các tuyến nội tiết:

– Thúc đẩy hoặc kìm hãm các quá trình sinh lí, đặc biệt là các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

– Sự mất cân bằng trong hoạt động của các tuyến nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí.

Câu 3. Hoocmôn là gì? Hoocmôn có những đặc tính nào? Tác dụng của hoocmôn?

Đáp án:

* Hoocmôn là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết

* Đặc tính của hoocmôn:

– Mỗi hoocmôn đều do 1 tuyến nội tiết nhất định nào đó sinh ra

– Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến 1 cơ quan xác định, đến một hoặc một SỐ quá trình sinh lí nhất định.

– Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao.

– Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài

* Tác dụng của hoocmôn:

– Kích thích, điều khiển. Ví dụ: hoocmôn tuyến yên kích thích, điều khiển sự hoạt động của tuyến giáp, vỏ tuyến trên thận, tuyến sinh dục.

– Điều hòa, phối hợp. Ví dụ: sự phối hợp hoạt động của glucagôn (tuyến tuy) với adrenalin (tuyến trên thận) và insulin (tuyến tuỵ) làm cho lượng đường trong máu luôn ổn định.

– Đối lập. Ví dụ: tuyến tuỵ tiết ra 2 loại hoocmôn có tác dụng đối lập nhau. Insulin có tác dụng biến glucôzơ thành glicogen làm giảm đường huyết. Glucagôn lại biến glicogen thành glucôzơ gây tăng đường huyết.

Câu 4.

a. Kể tên các tuyến nội tiết đã học, tuyến nào quan trọng nhất? Vì sao?

b. Kể tên các tuyến ngoại tiết đã học. Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết khác nhau cơ bản ở điểm nào?

Đáp án:

a. Kể tên các tuyến nội tiết đã học và tuyến quan trọng nhất:

– Các tuyến nội tiết đã học: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tuỵ, tuyến trên thận, tuyến sinh dục

– Tuyến yên là quan trọng nhất vì tuyến yên giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.

b. Kể tên các tuyến ngoại tiết đã học.

– Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến vị (dạ dày) và tuyến ruột (hệ tiêu hoá), tuyến mồ hôi, tuyến nhờn (da)…

– Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết khác nhau cơ bản ở điểm:

   Tuyến ngoại tiết có ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài. Lượng chất tiết lớn, hoạt tính không cao. Còn ở tuyến nội tiết, các chất tiết ra được ngấm thẳng vào máu để đưa đến các tế bào và cơ quan. Lượng chất tiết thường ít song hoạt tính rất cao.

Câu 5. Trình bày tính chất và vai trò của hoocmôn tuyến nội tiết? Phân biệt giữa tuyến ngoại tiết với tuyến nội tiết?

Đáp án:

* Trình bày tính chất:

+ Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một số cơ quan xác định 

+ Có hoạt tính sinh học cao

+ Không mang tính đặc trưng cho loài. 

* Trình bày vai trò:

+ Duy trì tính ổn định môi trường trong cơ thể

+ Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường

* Phân biệt:

Tuyến nội tiết:

– Ngấm thẳng vào máu và vận chuyển (bên trong cơ thể) đến các tế bào và cơ quan.

– Kích thước nhỏ

– Lượng chất tiết thường ít, song hoạt tính rất cao.

 Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận…

Tuyến ngoại tiết: 

– Theo ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài.

– Kích thước lớn

– Lượng chất tiết thường lớn, hoạt tính không cao.

– Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến ruột, tuyến mồ hôi…

Câu 6. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết..

Đáp án:

Giống nhau: Có các tế bào tuyến tạo ra chất tiết hoocmôn hoặc enzim)

Khác nhau:

Nội tiết Ngoại tiết
– Ngấm thẳng vào máu và vận chuyển (bên trong cơ thể đến các tế bào và cơ quan.
– Kích thước nhỏ
– Lượng chất tiết thường lớn, hoạt tính rất cao.
– Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận….
– Theo ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài.
– Kích thước lớn
– Lượng chất tiết thường ít, song hoạt tính không cao.
– Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến ruột, tuyến mồ hôi…

Câu 7. Vai trò của tuyến nội tiết trong cơ thể?

Đáp án: Vai trò của tuyến nội tiết trong cơ thể:

– Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể (nội môi)

– Điều chỉnh các quá trình sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường (trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản)

– Điều hòa hoạt động của các cơ quan bằng yếu tố thể dịch, giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống.

– Tự điều chỉnh trong nội bộ hệ thống nội tiết.

– Tuyến nội tiết thường có kích thước nhỏ, lượng chất tiết ra ít nhưng có hoạt tính sinh học cao, chúng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự hoạt động của các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể. Sự mất cân bằng trong hoạt động của tuyến nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí.

Chú ý: Ngoài ra còn có một số tuyến vừa làm nhiệm vụ nội tiết vừa làm nhiệm vụ ngoại tiết được gọi là tuyến pha, ví dụ: tuyến tuỵ, tuyển sinh dục.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương X. Nội tiết-Bài 55. Giới thiệu chung hệ nội tiết.
Đánh giá bài viết