I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Ý nghĩa của cuộc vận động “Toàn dân dùng muối iốt”.

Cuộc vận động “Toàn dân dùng muối iốt” nhằm ngăn chặn bệnh bướu cổ và giảm sút trí tuệ.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết đã học?

Bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết đã học:

STT Tuyển nội tiết Vị trí Vai trò
1 Tuyến yên Ở nền sọ có liên quan với vùng dưới đồi (thuộc bán cầu đại não). Chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác.
– Thùy trước tiết:
   + FSH làm phát triển bao noãn, tiết ơstrôgen (ở nữ), gây sinh tinh (ở nam).
   + LH gây rụng trứng, tạo và duy tri thể vàng, gây tiết testôstêrôn (ở nam).
   + TSH gây tiết hoocmôn Tiroxin ở tuyến giáp.
   + ACTH gây tiết nhiều hoocmôn điều hòa trao đổi chất đường, chất khoáng và sinh dục (ở tuyến trên thận).
+ PRL tiết sữa (ở tuyến sữa).
+ GH làm cơ thể tăng trưởng (xương cơ).
– Thùy sau tiết:
+ ADH giữ nước (ở thận).

+ OT gây tiết sữa, co bóp tử cung.
2 Tuyến giáp Nằm phía sau sụn giáp Quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào. 

Câu 2. Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu i-ốt?

Bệnh Bazơđô Bệnh bướu cố do thiếu i-ốt
Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmôn làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng ôxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
Do tuyến giáp hoạt động mạnh nên gây  bướu cổ, mắt lồi do tích nước.
Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tirôxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp (bướu cổ).

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Hãy sắp xếp các tác dụng chính của từng loại hoocmôn tương ứng với tên của nó.

Tên hoocmôn Tác dụng chính Trả lời
1. Kích tố tuyến giáp (TSH)
2. Kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH)

3. Kích tố tăng trưởng (GH)
4. Kích tố chống đái tháo nhạt (ADH).
5. Ôxitoxin (OT)
a. Giữ nước
b. Tiết sữa, co bóp tử cung
c. Tăng trưởng cơ thể

d. Tiết hoocmôn tirôxin
e. Tiết nhiều hoocmôn điều hòa trao đổi chất đường, chất khoáng và sinh dục.
1………
2………
3………
4………
5………

Trả lời: 1d, 2e, 30, 4a, 5b.

Câu 2. Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết là gì? Cho ví dụ về hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp.

Đáp án:

* Nhiệm vụ chủ yếu của tuyến nội tiết: tiết ra các hoocmôn, với một lượng nhỏ hoocmôn cũng có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất. Chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình này.

* Ví dụ về hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp.

– Hoocmôn tăng trưởng (GH) của thuỳ trước tuyến yên nếu tiết nhiều hơn bình thường sẽ kích thích sự tăng trưởng, làm cho người cao lớn quá kích thước bình thường (2,4 – 2,7 m) hoặc tiết ra ít hơn người sẽ lùn (0,9m).

– Tuyến giáp tiết ra hoocmôn tirôxin, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất chung của cơ thể. Nêu tuyên hoạt động mạnh sẽ làm cường độ trao đổi chất tăng nhiều, thần kinh luôn bị kích thích, hốt hoảng (bệnh Bazơđô), ngược lại nếu hoạt động kém thì trao đổi chất giảm dẫn đến chậm lớn, trí não kém phát triển đối với trẻ em và gây bệnh bướu cổ ở người trưởng thành (thường là nữ).

Câu 3. Hoocmôn là gì? Hoocmôn có vai trò như thế nào? Vì sao phải vận động toàn dân sử dụng muối iốt?

Đáp án:

* Hoocmôn là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết 

* Vai trò của hoocmôn:

– Duy trì ổn định nồng độ các chất của môi trường trong cơ thể.

– Điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường.

* Toàn dân phải sử dụng muối iốt vì:

   Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày thì tirôxin không tiết ra. Hoocmôn của tuyến yên sẽ thúc đẩy tuyến giáp hoạt động mạnh gây nên bệnh bướu cổ, trẻ em chậm lớn não kém phát triển, người lớn trí nhớ kém.

Câu 4. Phân biệt bệnh Bazơđô và bệnh bướu cổ do thiếu iốt?

Đáp án: Phân biệt bệnh Bazơđô và bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

Bệnh bướu cổ do thiếu iốt Bệnh Bazơđô
Khi thiếu iốt, chất tirôxin không được tiết ra, tuyến yên sẽ tiết nhiều hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến làm thành bướu cổ.
Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
Do tuyến giáp hoạt động mạnh tiết nhiều hoocmôn làm tăng trao đổi chất, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
Do tuyến hoạt động mạnh nên cũng gây bướu cổ, mắt lồi.

Câu 5. Tuyến giáp và tuyến cận giáp ảnh hưởng đến sự trao đổi chất như thế nào?

Đáp án: Tuyến giáp và tuyến cận giáp ảnh hưởng đến sự trao đổi chất như sau:

* Tuyến giáp:

– Đặc điểm: Có màu vàng, nặng khoảng 20 – 25g nằm trước sụn giáp của thanh quản và trên khí quản.

– Tác dụng của hoocmôn:

+ Tiết ra tirôxin có vai trò quan trọng trong sự điều hòa trao đổi chất.

+ Khi tuyến hoạt động mạnh: Tirôxin tiết ra nhiều làm gia tăng sự trao đổi chất, thần kinh bị kích thích, mất ngủ, người gầy đi… Bệnh nặng sẽ bị bướu cổ lộ nhữn (basedow).

+Khi tuyến hoạt động yếu: Sự trao đổi chất giảm.

Ở trẻ em: chậm lớn, trí óc kém, gây kích thích nước dưới da.

+ Muốn trị bệnh bướu cổ phải chích tirôxin hoặc ăn thức ăn có tốt.

* Tuyến cận giáp:

– Đặc điểm:

Gồm hai đội nằm ở sau thùy phải và thùy trái của tuyến giáp, nặng khoảng 0,2g.

– Tác dụng của hoocmôn:

+ Tuyến cận giáp tiết ra hoocmôn (parathirin) có tác dụng điều hòa sự trao đổi các muối canxi và photpho, bảo đảm sự ổn định nồng độ các muối này trong máu.

Câu 6. Cấu tạo của tuyến yên và tác dụng của các hoocmon tuyến yên?

Đáp án:

* Cấu tạo:

– Tuyến yên nhỏ bằng hạt đậu, nặng 0,5 – 0,7g, nằm ở mặt dưới não trong yên xương bướm, gắn với não bởi 1 cuồng nhỏ.

– Gồm có 3 thùy: thùy trước, thùy giữa và thùy sau.

* Tác dụng của các hoocmôn tuyến yên:

– Thùy trước: Tiết ra nhiều hoocmôn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sự tăng đường huyết, kích thích sự hoạt động các tuyến nội tiết khác (tuyến giáp, tuyến trên thận, tuyển sinh dục…).

Ở trẻ con, khi tuyến hoạt động yếu sẽ thiếu hoocmôn tăng trưởng, đứa trẻ ngừng lớn và lùn, khi tuyến hoạt động mạnh, hoocmôn tăng trưởng tiết nhiều, đứa trẻ tăng trưởng nhanh và thành người khổng lồ.

– Thùy sau: Tiết các hoocmôn ảnh hưởng đến sự trao đổi nước trong cơ thể, sự co thắt cơ trơn, đặc biệt cơ trơn thành dạ con, tiết sữa, gây co mạch làm tăng huyết áp.

– Thùy giữa: Chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng tiết các hoocmôn ảnh hưởng lên sự phân bố sắc tố da.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương X. Nội tiết-Bài 56. Tuyến yên, tuyến giáp
Đánh giá bài viết