TỪ HÁN VIỆT
(Tiếp theo)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a. Trường hợp 1: Các từ Hán Việt trong các đoạn văn có ý nghĩa tương đương với từ thuần Việt:
– phụ nữ: đàn bà – từ trần: chết – mai táng: chôn – tử thi: xác chết
giaibaiss.com
Trường hợp này người ta dùng từ Hán Việt vì có sự khác nhau về sắc thái nghĩa trang trọng, tao nhã hơn.
b. Trường hợp 2: Dùng các từ Hán Việt: – kinh đô thay thủ đô – yết kiến – ra mắt – trẫm
lời xưng hô của vua – bệ hạ – nhà vua – thần – tôi, bầy tôi.
Đã tạo ra sắc thái cổ kính trong hoàn cảnh giao tiếp giữa nhà vua và bầy tôi, tạo nên cảm giác trong bầu không khí xã hội cũ. 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt:
So sánh các cặp câu (trên SGK), em thấy câu (a) không nên dùng “đề nghị và câu (b) không nên dùng từ “trẻ em” thay cho nhi đồng.
II. LUYỆN TẬP 1. Các em chọn các từ ngữ: “thân mẫu, mẹ, phu nhân, vợ, lâm chung, sắp
chết, giáo huấn, dạy bảo” để điền vào các câu trong sách giáo khoa. 2. Người Việt Nam dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí vì các từ
Hán Việt mang sắc thái trang trọng hơn. (Các em tìm những ví dụ) Gợi ý:
– Thanh Thanh Hiền – Thu Hà – Bảo Quốc
– Mỹ Lệ – Hà Nội – Tiền Giang
– Hậu Giang 3. Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu, Trọng Thủy, có các từ Hán Việt sau đây góp phần tạo nên sắc thái cổ xưa: – giảng hoà
– cố thủ – cầu thân
– kết tình – hoà hiếu
– nhan sắc tuyệt trần (cụm từ) 4. Có thể dùng từ thuần Việt thay thế các từ Hán Việt cho phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp bình thường. – Dùng từ giữ gìn thay từ bảo vệ – Dùng từ đẹp đẽ thay từ mĩ lệ.
giaibai5s.com
Bài 6: Từ Hán Việt (tiếp theo) – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.7 (93.33%) 6 votes