II. TRẢ LỜI CÂU HỎI 1. Nhận dạng thể thơ, số câu, số chữ, cách gieo vần?
Bài ca Côn Sơn là 12 câu phần đầu bài Côn Sơn ca, được dịch thành 8 câu lục bát.
Đoạn thơ có cấu trúc tứ bình, nói về vẻ đẹp thiên nhiên và niềm say mê, chan hoà của Ức Trai được giao hoà với cảnh vật Côn Sơn. 2. Trong đoạn thơ có mấy chữ “ta”, và trả lời câu hỏi?
Trong đoạn thơ có 5 chữ “ta”, cứ hai câu sáu tám thì có một chữ ta (riêng câu thứ 6 có 2 chữ ta) a. Ta ở đây là Nguyễn Trãi.
– Ta nghe tiếng suối mà nghe như tiếng đàn. – Ta ngồi trên đá mà tưởng như ngồi trên chiếu êm. – Ta nằm bóng mát.
– Ta ngâm thơ nhàn. b. Hình ảnh của ta, đặc biệt là tâm hồn của ta ở Côn Sơn thể hiện một sự sảng khoái, cách ví von khoáng đạt. Ở đây Nguyễn Trãi thể hiện một tâm hồn cao khiết, một thi sĩ đa cảm.
Nguyễn Trãi có mặt ở Côn Sơn, bởi vì lúc đó Nguyễn Trãi rút lui về ở ẩn tại núi Côn Sơn. Côn Sơn như đã chờ đợi Nguyễn Trãi từ lâu rồi, như người bạn tìm đến nhau. Có lần ông nói “còn một non xanh” mà ở đây có hẳn một thế giới tiên cảnh trìu mến, thân thương.
c. Cảm nhận về cách ví von:
Tiếng suối chảy rì rầm lại thành như tiếng đàn cầm, đá rêu phai lại thành như chiếu êm. Ở đây suối không còn là suối nữa, mà là đàn nhạc “đàn cầm” đang rì rầm bên tai. Rêu đâu còn là rêu nữa mà đã thành “chiếu êm” trải trên đá. Trong văn cảnh đoạn thơ, suối, rừng, rêu đã trở thành một thiên nhiên tươi đẹp. Tác giả là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm.
Trong văn chương thường có những hiện tượng ẩn dụ, hoán dụ để miêu tả thành những hình tượng văn học gợi cảm như thế. 3. Cùng với hình ảnh của ta, cảnh tượng của Côn Sơn được gợi tả
bằng những chi tiết nào? Nhận xét.
Cùng với hình ảnh của ta, cảnh tượng của Côn Sơn được gợi tả như đôi bạn cố tri gặp nhau. Tâm hồn Nguyễn Trãi mở ra để đón nhận sự ưu ái nâng đỡ của thiên nhiên. Côn Sơn – người bạn thâm giao của Nguyễn Trãi, đã chờ đợi người từ lâu. 4. Cảm nghĩ về hình ảnh “ta ngâm thơ nhìn trong màu xanh mát”
của trúc bóng râm. Hình dung thi sĩ là con người thế nào? – Đó là một sự giao hoà tuyệt đối giữa con người và cảnh vật.
giaibai5s.com
– Từ đó, ta thấy Nguyễn Trãi vừa là con người có nhân cách thanh cao, vừa là con người có tâm hồn thi sĩ.
– Tất cả dựa trên triết lý sâu xa: con người và thiên nhiên là một. Nguyễn Trãi đã từng nói: Núi láng giềng, chim bầu bạn, mây khách khứa, nguyệt anh tam (anh em). Hay:
“Cò nằm hạc lăn nên bầu ban
U ấp cùng ta làm cái con”. 5. Những hiện tượng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng
của điệp từ với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
– Các điệp từ dùng trong đoạn thơ có ta (5 lần), Côn Sơn (2 lần), trong (3 lần) đã có tác dụng tạo nên giọng điệu của đoạn thơ là sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tâm hồn Nguyễn Trãi. | – Đây là một tâm hồn lớn và thanh cao.
III. LUYỆN TẬP 1. So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi: “Côn Sơn suối
chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và Hồ Chí Minh trong bài Cảnh khuya: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.
– Cách đón nhận tiếng suối chảy đều là tâm hồn của các nghệ sĩ. Những tâm hồn này có khả năng hoà nhập với thiên nhiên. – Cả hai bài thơ đều nghe ở tiếng suối như tiếng nhạc, lời ca:
+ Đàn cầm và tiếng hát tuy có khác nhau nhưng đều là nhạc trời – giai điệu tuyệt vời của âm nhạc.
Có thể có sự khác nhau là Nguyễn Trãi nghe tiếng suối ở Côn Sơn, nhớ tiếng đàn trong khuê các, còn Bác Hồ nghe tiếng suối ở chiến khu (chứ không phải nơi ở ẩn), nghĩ đến những con người đang chiến đấu cho Tổ quốc.
Bài 6: Văn bản: Bài ca Côn Sơn – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 3 votes