ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM I. TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM 1. Đọc bài văn và trả lời
a. Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm gì? – Hình tượng tấm gương có tính trung thực, ghét thói xu nịnh, dối trá.
Các phẩm chất ấy giúp người thấy mặt mình vết nhơ mà sửa, nó giúp người ta biết bộ mặt thực của mình dù đó là sự thật đáng buồn..
– Qua các phẩm chất ấy tác giả muốn biểu dương người trung thực, lên án kẻ dối trá.
b. Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã làm như thế nào?
Bài văn không miêu tả một tấm gương cụ thể nào mà chỉ nói đến một cái gương chung chung vì mục đích bài văn không phải là miêu tả sự vật.
Tấm gương dùng để soi thấy mặt mình khi chải đầu, sửa tóc. Như vậy đặc tính của nó là phản chiếu sự việc một cách khách quan, không vì luỵ ai mà thay đổi hình ảnh.
c. Bố cục bài văn gồm mấy phần …? * Bố cục bài văn gồm ba phần:
– Mở bài: đoạn đầu – Thân bài: nói về các đức tính của tấm gương
– Kết bài: đoạn cuối. * Nội dung bài văn là biểu dương tính trung thực.
Hai ví dụ về Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, một người đáng thương nhưng nếu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật.
d. Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Ý nghĩa?
* Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng, chân thực, không thể bác bỏ.
* Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi, tạo nên giá trị của bài văn. 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi?
– Đoạn văn Những ngày thơ ấu của nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong có sự giúp đỡ và thông cảm.
– Đây là tình cảm biểu hiện trực tiếp của nhân vật. – Dấu hiệu để nhận xét là tiếng kêu, lời than và những câu hỏi biểu cảm.
Ví dụ: “Mẹ ơi! Con khổ quá!” (câu cảm thán). “Sao mẹ đi lâu thế!” (câu nghi vấn – cảm thán). “Mẹ xa con mẹ có biết không?” (câu nghi vấn).
II. LUYỆN TẬP
Đọc bài Hoa học trò
a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
giaibai5s.com
– Bài văn thể hiện tình cảm nhớ thương của hoa phượng.
– Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò đối tượng biểu cảm mà qua đó nhà văn thể hiện cảm xúc của mình đối với thiên nhiên.
– Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì loại hoa này thường gắn liền với ngày tháng học tập và nghỉ hè của học sinh. b. Hãy tìm mạch ý của bài văn.
Mạch cảm xúc của bài văn là các cuộc chia lìa khi phượng nở, gợi nhớ nhiều về nó, rồi sau đó nhà thơ nói về nỗi buồn khi hoa phượng ở lại một mình trong sân trường, đếm từng giây từng phút xa học sinh qua ba tháng nghỉ hè.
c. Bài văn này là biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp? Bài văn Hoa học trò biểu cảm vừa gián tiếp vừa trực tiếp đối với hoa phượng: bộc lộ cảm xúc của nhà thơ với hoa phượng:
Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng múa, Hoa phượng khóc, Hoa phượng mơ,
Hoa phượng nhớ… Bằng phép điện từ, liệt kê làm cho những câu văn biểu cảm, giàu chất thơ.
Bài 6: Đặc điểm của văn biểu cảm – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 2 votes