ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đề văn biểu cảm
– Thường có cấu trúc ngắn gọn rõ ràng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm được tách bạch rạch ròi. Ví dụ: “Cảm nghĩ về cảnh đêm trăng trung thu”
“Đêm trăng thu” là đối tượng biểu cảm.
“Cảm nghĩ” là định hướng tình cảm. – Cũng có trường hợp đề văn nêu chung, người viết phải tự tìm lấy đối tượng và định hướng tình cảm. 2. Các bước làm văn biểu cảm: Gồm bốn bước
Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài và tìm ý. Phải căn cứ vào các từ ngữ thể hiện ở đề bài mà xác định: nội dung, tư tưởng, tình cảm mà văn bản sẽ viết.
Bước 2: Xây dựng bố cục, lập dàn bài gồm ba phần. Mở bài, thân bài, kết bài. Cần lưu ý sắp xếp những diễn biến của con người và sự việc sao cho phù hợp với từng đối tượng.
giaibai5s.com
Bước 3: Viết bài, hoàn thành văn bản, cần dự kiến cách viết khi sử dụng các phương thức biểu đạt khác nhau (tự sự, miêu tả, nghị luận) và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ) để lời văn giàu hình ảnh và gợi cảm.
Bước 4: Sửa lại văn bản. Cần đọc lại và kiểm tra xem văn bản có thể hiện được nội dung cần viết và từ ngữ xem có lỗi chính tả, đặt câu, dùng từ .. như vậy đã được chưa. 3. Các đề văn mẫu trong sách giáo khoa
a. Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây…), quê hương. – Tìm hiểu đề:
Đề văn yêu cầu nêu cảm nghĩ của mình về một trong những cảnh vật ở quê hương. Như vậy đối tượng biểu cảm là phong cảnh hiện có ở quê hương, có thể là dòng sông, dãy núi, hay cánh đồng… – Tìm ý:
+ Nếu quê em có dòng sông thì nêu cảm nghĩ của mình với dòng sông đó (vài nét về đặc điểm, tình cảm của mình đối với dòng sông – khi ngắm nhìn, bơi lội tắm mát trên dòng sông).
+ Nếu quê hương không có dòng sông mà có dãy núi thì nêu cảm nghĩ của mình về dãy núi đó (những nét tiêu biểu của dãy núi cao to, xanh rừng cây, cảm xúc của em khi leo lên đỉnh núi, chơi đùa dưới chân núi…)
+ Ngoài cảnh vật trên nơi nào cũng có “cánh đồng, vườn cây” các em hãy suy nghĩ và nêu ý của mình với đối tượng biểu cảm. Cánh đồng thường cho ta mùa màng trù phú, nơi lao động của con người bao đời nay (nơi có những đàn sáo, đàn có bay chấp chới làm đẹp bầu trời quê hương), vườn cây thường cho ta những cảm giác hùng vĩ, hoang sơ, cây cối ngút ngàn, trong đó có cuộc sống rộn ràng của các loại chim, các loại hoa khoe sắc…
b. Cảm nghĩ 1 đêm trăng thu – Tìm hiểu đề:
Đối tượng cần biểu cảm là đêm trăng thu, một đêm trăng có dấu ấn sâu đậm trong lòng em vì đến nay em đã trải qua bao nhiêu lần gặp hoặc thưởng thức trắng thu. – Tìm ý:
+ Tuy trăng thu mỗi năm chỉ có một lần nhưng đến nay các em đã có nhiều lần được vui chơi dưới ánh trăng thu.
+ Đêm trăng thu mà em nhớ nhất là bao giờ? Đêm đó em vui chơi như thế nào và có gì thành kỉ niệm nhớ đến hôm nay (cô trăng thu đơn giản, hay phong phú, bạn bè đông vui hay vắng vẻ, tổ chức vui chơi ở đâu?)
+ Cảm xúc cần tập trung biểu cảm là đêm trăng ấy đã để lại cho em những gì mà đến nay em có những cảm nghĩ sâu sắc, đầy ấn tượng.
giaibai5s.com
c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. (Các em đọc lại gợi ý trên Sách giáo khoa) d. Vui buồn tuổi thơ: – Tìm hiểu đề:
Đề bài yêu cầu em nhớ lại “vui buồn” ở tuổi còn thơ (thơ ấu, thơ dại…) Tuổi thơ là đối tượng để em nêu cảm nghĩ của mình. – Tìm ý:
+ Mỗi chúng ta ai cũng có một tuổi thơ vui, buồn, nỗi vui buồn của tuổi thơ nhiều khi đến bất chợt. Nhiều khi vừa vui đó lại buồn ngay vì tuổi thơ dễ xúc động, nhạy cảm qua đi nhanh chóng.
+ Từ đó ta có thể nêu cảm nghĩ niềm vui của mình ở những trường hợp rất giản dị: được người thân cho quà, cho đi chơi xa, được cô giáo khen, cho điểm 9 – 10, và nỗi buồn cũng đến rất nhanh chóng, bất ngờ bị la mắng vì mải chơi quên lời mẹ dặn…
Nghĩa là ta có vô vàn cái vui buồn tuổi thơ để làm văn biểu cảm. Điều cần chú ý là nêu lại cảm nghĩ về một niềm vui hay nỗi buồn hoặc cả vui buồn để thấy đó là cuộc sống của tuổi thơ. Đó là những cảm xúc rất trong sáng.
e. Loài cây em yêu. – Tìm hiểu đề:
Đề bài gợi cho ta đối tượng để biểu cảm là một loại cây ăn quả (có thể là các thứ cây có trong vườn nhà: nhãn, ối, bưởi, thị, chuối, na, sầu riêng, vú sữa, xoài, măng cụt v.v…) và loài cây có hoa đẹp như: hồng, thược dược, huệ, lan, ngoài ra còn có cây cổ thụ chỉ cho bóng mát nơi làm tổ của các loài chim. – Tìm ý:
+ Em định nói đến loài cây nào thì tập trung nêu cảm nghĩ về cây đó. Ví dụ:
+ Cây mà em yêu ở đâu? (trong vườn, ngoài đường, trong vườn hoa, nơi công viên). + Vì sao em lại có cảm tình với cây đó? (Cơ sở cho cảm nghĩ của mình) + Cây đó đã để lại trong lòng em những điều gì đặc biệt (ăn trái
cây, chơi dưới bóng mát, nơi leo trèo thuở nhỏ.) + Cần chú ý, yêu cây cối là cơ sở của tình yêu thiên nhiên.
II. LUYỆN TẬP
Đọc bài văn trên sách giáo khoa:
a. Bài văn biểu đạt tình cảm gì, đối với đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một tên khác và một đề văn thích hợp.
– Bài văn nêu lên tình yêu quê nhà của một người đã đi xa một thời gian, nay mới trở về thăm lại quê hương.
– Có thể đặt nhan đề cho bài văn là Tình quê hương.
giaibai5s.com
– Đặt tên cho đề văn là: “Quê hương trong trái tim em” b. Hãy nêu lên dàn bài của bài. * Mở bài: Tác giả yêu quê nhà. Quê nhà trong trái tim tác giả. * Thân bài: – Yêu phong cảnh quê nhà.
– Yêu truyền thống đấu tranh hào hùng của quê nhà. * Kết bài: Khi về thăm quê nhà, thấy quê mình đẹp hơn. c. Hãy chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn.
Phương thức biểu cảm của bài văn là bộc lộ tình cảm trực tiếp qua việc lặp lại các từ: “Tôi yêu, tôi nhớ, tôi thân, tôi muốn… đặc biệt là sự thể hiện một cách sâu nặng đầy ấn tượng của câu cuối: “Ôi quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ những chiến tích, kì công.
Bài 6: Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
1.2 (23.31%) 145 votes