Văn bản:
Bài 7 SAU PHÚT CHIA LI (Trích Chinh phụ ngâm khúc)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bằng nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ và cách nói ước lệ, tượng trưng rất mực tài tình, đoạn ngâm đã diễn tả nỗi sầu bi của chinh phụ một cách đặc sắc. Ở đoạn này vừa có nỗi sầu ai oán, vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh lại vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. Đây là một đoạn trong khúc ngâm có khả năng diễn tả một tâm trạng sầu bi, dằng dặc, triền miên và tái hiện
một thời đại nhiễu nhương loạn lạc. Mượn khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận, tác giả phản ánh nỗi sầu của người vợ khi tiễn chồng ra trận, cái bị kịch của từng con người trong chiến tranh, nhất là người phụ nữ.
Trong đoạn thơ, việc sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện vừa gợi hình, vừa gợi cảm. Các cặp hình ảnh được sắp xếp có sự đối nhau nhưng rất linh hoạt.
– “Tuôn màu mây biếc / trải ngàn núi xanh”, đối trong câu.
– “Chàng còn ngoảnh lại / thiếp hãy trông sang”, đối giữa hai câu. Ở cuối đoạn thơ tác giả sử dụng điệp ngữ liên hoàn tất cả để tả cảnh ngụ tình góp phần diễn tả nỗi buồn biệt li người vợ sau lúc tiễn chồng ra trận.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Khúc ngâm ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, sau đó được dịch sang chữ Nôm. Có nhiều bản dịch nhưng bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?) được xem là hay nhất.
giaibaiss.com
Đây là một trong những đoạn hay nhất thể hiện chủ đề tác phẩm và tiêu biểu về mặt nghệ thuật. 1. Nhận dạng thể thơ, số câu, số chữ, cách hiệp vần?
– Nhận dạng thể thơ: Song thất lục bát.
– Đoạn thơ trong sách giáo khoa gồm 3 khổ 12 câu mỗi khổ 28 chữ (tiếng). Mỗi khổ đều bắt đầu từ câu 7 chữ và chấm dứt ở câu 8 chữ.
– Cách hiệp vẫn chỉ diễn ra trong một khổ (hai câu 7, một câu 6, một câu 8).
Trong khổ thứ hai tuy nội dung vẫn kế tiếp nhưng không hiệp vần với khổ trước và gieo vần theo khổ mới (tiếp theo). Ví dụ: Khổ một của đoạn thơ trích trong sách giáo khoa tạm dứt khổ ở câu 8:
“Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” Câu 7 khổ hai tiếp theo:
“Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại…” không hiệp vần với nhau. 2. Qua bốn câu thơ khổ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được
diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối có tác dụng gì?
– Qua bốn câu thơ đầu, thực tế chia li và nỗi sầu của chia li đã được gợi tả rất ấn tượng. Mây biếc, núi xanh là thiên nhiên trong đoạn thơ gợi cho người đọc một cảm giác bâng khuâng, man mác, thăm thẳm của cảnh chia li.
– Cách nói chàng thì đi, thiếp thì bề muốn diễn tả nỗi sầu đôi ngả. Người chinh phụ thương chồng phải đi vào cõi xa mưa gió, còn nàng thì trở về với bổn phận người vợ trong cảnh lẻ loi gối chăn. Hình ảnh “tuôn màu mây biếc” đã góp phần gợi lên cái mênh mông của nỗi sầu ngang tầm vũ trụ. 3. Qua 4 câu khổ hai, nỗi sầu được gợi tả thêm như thế nào? ….
– Qua 4 câu khổ hai, nỗi sầu chia li được gợi tả rất đặc sắc trong các cụm từ “đối nghĩa”: “ngoảnh lại” “trông sang” và cách đảo ngữ của hai địa danh: “Hàm Dương, “Tiêu Tương” đã làm cho nỗi đau tăng thêm.
– Ý nghĩa: Các câu thơ trở nên thống thiết, ai oán, não nùng. 4. Qua bốn câu thơ khổ cuối, nỗi sầu đó còn được gợi tả và nâng
thêm như thế nào? Tác dụng:
– Qua bốn câu thơ khổ cuối, những tiếng cùng, thấy, xanh, ngàn dâu được sắp đặt và lấy lại làm cho giọng thơ như bản nhạc réo rắt lâm li.
– Người đọc thấy nỗi sầu chia li liên miên, quạnh hiu, một nghịch cảnh trong cuộc sống. 5. Chỉ ra các kiểu điệp ngữ?…
– Các kiểu điệp ngữ và chữ đôi trong khổ thơ rất tài tình, thể hiện một nghệ thuật miêu tả rất đặc sắc, độc đáo.
+ Trước hết là cảnh đảo ngữ “Hàm Dương và Tiêu Tương”. Đây là hai địa danh trên thực tế rất cách xa không thể nhìn thấy nhau, nhưng
giaibai5s.com
tác giả đã dùng cách mô phỏng ước lệ để thể hiện nỗi đau xa cách của đội vợ chồng trẻ.
+ Những chữ đôi như “xanh xanh” và những điệp ngữ “thấy”, “ngàn dâu” làm cho người ta liên tưởng đến nỗi lòng của người bị chia li. Nó giống như những màu xanh liên tiếp, hết lớp này đến lớp khác trải rộng ra đến chân trời, nỗi lòng đang khắc khoải nhớ thương, mỗi lúc như cay đắng thêm của kẻ ở người đi (chàng và thiếp).
+ Những tiếng, những từ đã góp cho khổ thơ đọc lên ta thấy réo rắt như một khúc nhạc buồn rười rượi.
– Những sự lặp lại vừa nói trên đây không làm giảm giá trị của đoạn thơ, mà ngược lại, làm cho đoạn thơ có ý nghĩa súc tích, gợi cảm, làm cho người đọc cảm nhận được cái hay của văn chương. 6. Cảm xúc chủ đạo của ngôn ngữ đoạn thơ
Cảnh trong đoạn thơ là nghịch cảnh đối với đôi vợ chồng trẻ. Đọc đoạn trích ta bắt gặp một tâm hồn phụ nữ rất duyên dáng đáng thương.
Tình trong đoạn thơ là tình người chinh phụ (người vợ có chồng ra trận) xót xa trước cảnh chia li. Nỗi sầu này vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, vừa thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. III. LUYỆN TẬP 1. Hãy phân tích màu xanh của đoạn thơ
a. xanh: xanh xanh, xanh ngắt. b. xanh: màu xanh bình thường, xanh xanh: xanh nhạt, xanh ngắt: xanh đậm.
c. Màu xanh ở độ xanh xanh rồi xanh ngắt không nói đến xanh hi vọng, mà chỉ muốn nói đến một màu xanh gợi cảnh trời cao, đất rộng, thăm thẳm, mênh mông trong mối tình chia li của người chinh phụ.
Tác giả đã mượn màu xanh để tô đậm, khắc hoạ thêm nỗi buồn tràn ngập trong lòng người chinh phụ. Màu xanh của mây, núi, màu xanh của ngàn dâu đã hoà hợp với nhau thành một màu sắc gợi buồn thấm thía.
– Tìm những câu thơ có cụm từ gợi tả, gợi cảm để chứng minh rằng đoạn thơ “sau phút chia li” là khúc ngâm réo rắt tình người trong buổi chia li: Hai câu thơ:
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh Ba chữ “đoái trông theo” gợi tả một cái nhìn đăm đăm về phương chân trời có người chồng thân yêu đã khuất bóng. “Cách ngăn” để con người không nhìn thấy nhau bởi “màu mây biếc” cứ “tuôn” ra trải dài che khuất phía chân trời.
Các cụm từ gợi tả này muốn nói lên nỗi buồn của người chinh phụ như thấm vào mây, núi.
Mây biếc gợi tả bầu trời cao hơn, mênh mông hơn. Câu thơ “Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” là câu thơ mang hình tượng mĩ lệ, gợi cảm tâm trạng thương nhớ của chinh phụ trong cô đơn, sầu tủi.
giaibai5s.com
Bài 7: Văn bản: Sau phút chia li – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 4 votes