B1: Dùng trực quan để ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia :

Ví dụ : Lập bảng chia 3 :

a) Nhắc lại phép nhân 3 :

– PH gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn.

– Hỏi : Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn; 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?

– Trẻ trả lời và viết phép nhân 3 x 4 = 12. Có 12 chấm tròn.

b) Hình thành phép chia 3 :

– PH : Có tất cả 12 chấm tròn, chia vào mỗi tấm 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?

– Trẻ trả lời rồi viết : 12 : 3 = 4. Có 4 tấm bìa.

c) Nhận xét :

Từ phép nhân 3 là 3 x 4 = 12 ta có phép chia cho 3 là 12 : 3 = 4.

B2 : Lập bảng chia 3 :

– Trẻ viết lại bảng nhân 3 (đã học thuộc từ trước đây 15 tiết).

– Từ kết quả một phép nhân 3 tìm ra kết quả của một phép chia 3.

Ví dụ : 3 x 1 = 3 vậy 3 : 3 = 1

           3 x 2 = 6 vậy 6 : 3 = 2 …

B3 :PH cho trẻ đọc và học thuộc bảng chia 3.

B4: Luyện tập (sử dụng SGK) :

– Tính nhẩm các phép chia trong bảng chia 3.

– Giải toán có lời văn.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 5. Giúp trẻ học chương V “Phép nhân và phép chia”-IV. Cách xây dựng bảng chia
Đánh giá bài viết