I. Yêu cầu

– Bài viết theo phương thức tự sự – kể lại một câu chuyện, trong đó có nhân vật là con vật bên cạnh nhân vật con người, nên chú ý nhân hoá con vật một cách tự nhiên, hợp lí.

– Câu chuyện là một kỉ niệm đáng nhớ, có ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm. của người kể chuyện.

– Biết thực hành những kiến thức về văn tự sự đã học để kể được một câu chuyện hấp dẫn : kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm…

II. Gợi ý

– Đề bài tự sự có từ “kỉ niệm” không còn là mới lạ với học sinh lớp 8. Là bài viết theo phương thức tự sự nên “kỉ niệm” chính là câu chuyện được kể, chuyện vui hoặc buồn nhưng không thể quên.

– Câu chuyện có sự việc và nhân vật. Những sự việc xoay quanh nhân vật “tôi” và một con vật mà “tôi” nuôi, rất yêu nó.

– Con vật phải được nhân hoá. Chú ý, nó không sống giữa đồng loại mà sống với con người nên sự nhân hoá phải hết sức tự nhiên và hợp lí. Con vật phải được miêu tả (hình dáng, màu sắc, hành động, tính cách,…) để trở thành nhân vật có nét riêng. Việc miêu tả này cũng góp phần làm câu chuyện trở nên sinh động.

– Để thể hiện sự gắn bó giữa con người (tôi”) với con vật nuôi đó, cần sử dụng yếu tố biểu cảm (vật với người và người với vật), những suy nghĩ về kỉ niệm đã qua, về cuộc sống..

– Có thể bố cục theo thời gian hoặc kể ngươcj. Cần sắp xếp chi tiết để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn.

– Người kể chuyện xưng “tôi”.

– Một số cốt truyện thường gặp : con vật bị lạc, “tôi” đi tìm và gặp lại nhau, con vật ốm (tai nạn, chết,..), “tôi” thương nhớ, đau khổ,..

– Kể về con vật nhưng chính là thể hiện thái độ, nhận thức của mình đối với cuộc sống cho nên một bài học toát ra từ câu chuyện là điều cần quan tâm đến.

III. Lập dàn ý (Dàn ý chung)

 A. Mở bài 

– Hoàn cảnh làm “tội” nhớ lại kỉ niệm.

B. Thân bài

–  Con vật nuôi đó với mình và gia đình :

+ Chuyện con vật đó xuất hiện trong gia đình mình.

+ Tả con vật.

+ Thái độ của mọi người với nó.

– Cuộc sống của con vật nuôi đó.

(Có thể kể một vài việc nhỏ xảy ra với con vật đó nhằm thể hiện nó có tính cách và thể hiện thái độ của người kể với nó.).

– Kỉ niệm nhớ mãi.

(Kế chi tiết, sinh động một kỉ niệm về con vật nuôi.) \/í dụ : 

+ Nó biết chăm sóc “tôi” khi ốm, nó ốm “tội” chăm sóc nó

+ Nó lạc và “tôi” đi tìm nó…

– Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, suy nghĩ, sắp xếp chi tiết để tạo bất ngờ, hứng thú.

C. Kết bài

– Có thể là kết thúc việc trở thành kỉ niệm.

– Có thể là cuộc sống của con vật từ sau kỉ niệm đó.

– Có thể là suy nghĩ của người kể về loài vật…

IV. Bài minh họa

Bài 1:

Có những buổi chiều đầu hắt hiu, tê tái, bởi gió không ngập tràn hơi ấm và rắng lại đỏ vàng mỏi mệt, cứ thế mờ .. nhạt… rồi tắt hẳn. Chắc có lẽ không ai đủ rảnh rỗi mà đếm xem trong đại ngàn kia bao nhiêu lá vàng đã đố. Nhưng với quãng thời gian, đặc biệt này, chí ít ta cũng có lúc lại kí ức, biết đâu lại chẳng tìm thấy cái gì như hoàng hôn đang se sắt lòng ta ? Tôi cũng thả hồn phiêu diêu tự tại, bay lên và trở về với ngày xa xăm không thể nào quên. Tất cả, bắt đầu và có lẽ kết thúc như thế.

Hồi tôi sáu tuổi, cũng vừa lúc phải chuyển đến ở nhà mới. Nhà mặt đường, phố Hàng Bông, mà thực ra cũng chẳng có gì cho tôi phiền lòng. Tôi đã được bà đồng ý cho bế Xanh, bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm xe cộ vút qua mà tưởng tượng, vẽ vời ra muôn vàn câu chuyện. Cũng là một cái thú. Có điều tôi chỉ tự kể cho mình, dẫu đến Xanh muốn cũng không được nghe. Bà biết tôi ưa tinh nên không bao giờ hỏi gì khi thấy tôi ngồi một mình lẩm bẩm, nhưng lại bảo các bác : “Con bé có vẻ ngơ ngẩn, cô độc”. Vậy sao ? Tôi cũng không quan tâm. Tôi chỉ để ý Xanh của tôi trông rất tức cười. Là bởi lẽ trên người “bạn” chả có tí xanh nào, kể cả đôi mắt cũng nâu như bộ lông dày mượt, đuôi ngắn một mẩu và thân mình tròn hết mực. Đây là do tôi “vất vả” nuôi nấng “bạn”, tôi thực là một cô chủ tốt. Cái thú vị nhất là bạn mèo hơn tôi tận bảy tuổi. Chắc vì già, càng lúc bạn càng ít chơi đùa, chỉ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy.

Không lẽ tôi cứ mãi phải chơi một mình ? Thật là bất ngờ ! Một bình minh trời đẹp, tôi tỉnh giấc bởi tiếng “ngoeo ngoeo” lạ tại. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông muốt trắng, cái đuôi dài cỡ sáu lần đuôi Xanh, và đôi mắt. Đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm. “Mèo mới lớn” (tôi gọi cô nhỏ như vậy) là món quà bà dành cho tôi. Bà gọi cô nhỏ là Va, giống như khi đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh-pê-téc-bua và Mát-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường, tình yêu lớn của đời bà. Những điều này, về sau tôi mới hiểu… Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui, ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ. Có những lúc, cô nhỏ nghịch ngợm vô cùng, nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi. Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi dựng lên trời trông rất ngộ. Lạ hơn cả là Cô mèo nhỏ rất yêu quý Xanh, có lẽ còn hơn cả cô chủ. Thế nhưng Xanh lại ghét Va, xử sự như một bà cô già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va là gầm gừ quàu quạu, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên. Rất hiền lành, Va luôn lùi ra để cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới sán lại đĩa Cơm thừa, nhiều bữa không còn gì, thế là Va nhịn đói. Tuyệt nhiên, cô nhỏ không mon men lại đĩa cơm đầu của Xanh. Rồi nữa, mỗi khi Xanh nằm ngủ thì mặc khi đó đang dạo, đang ăn hay đang chơi với tôi, cô nhỏ phóng tới, nép vào người Xanh, nhắm mắt. Xanh càng gầm gừ, càng đuổi đi, cô nhỏ càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần Xanh cáu quả đã cào vào ná Va. Cô nhỏ chạy vụt đi, liền hai ngày bỏ bữa. Ngày thứ ba, thật không ngờ, Xanh đi khắp nhà tìm Va, rốt cuộc đã thấy cô nhỏ khoanh mình trong gác xép… Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, và lại được tựa vào lưng Xanh. Lí ra đã là “từ ngày hôm ấy, tất cả tốt đẹp như thế. Có điều, trời chỉ cho một ngày…

Ngày Nô-en năm ấy, tôi được tặng quả cầu tròn có tám quả chuông vàng xinh xinh với dây rút buộc quanh. Mỗi lần đập xuống đất, chuông kêu bong bong rất vui tai. Tôi lại cùng Va ném bóng. Có nhỏ còn vui vì Xanh lắm nên chơi rất nhiệt tình. Va kêu “ngoéo ngoeo”. Tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K… két.. Xôn xao. Tiếng người. Đám đông… Xanh, Va… Muộn rồi ! Trước mắt tôi là nước, là mênh mông nước… Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, Vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc ở giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ hong khô cháy. Tôi uống nước, hòn lửa đỏ biến thành núi băng. Tôi đang đến vùng cực ngập tuyết trắng, không có ai, chỉ mình đơn độc… Tôi ốm đến một tháng. Mở mắt, Xanh lại giường vuốt vào má tôi, cái chân sau chỉ còn một nửa. Xanh đi chậm, tập tễnh. Còn Va, Va đã bay lên Thiên Đàng khi mà tôi còn đang lạc trong chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao, vụt đến, vụt đi. Vội quá ! Cô chủ vẫn để hai đĩa cơm đó, Xanh không còn ăn tranh của Va nữa, ổ của Xanh cũng cho Va cùng nằm rồi, sao Va không trở lại ? Ăn cơm liếm sữa, chơi với cô chủ, tựa vào lưng Xanh… Va không còn thích nữa sao ? Va ơi !

Va đã bỏ tôi, bỏ cả Xanh mà đi. Tôi khỏi bệnh, rồi Xanh thay đổi hẳn. Bạn kéo tôi đi sang nhà hàng xóm. Nhìn thấy những bé mèo con, Xanh sán lại gần, vuốt ve, âu yếm như người mẹ, rồi với một vẻ hãnh diện thủ các chú vào lòng tôi, đôi mắt nhìn dò hỏi. Ánh nhìn ấy là của Va, chính là Va vẫn nhìn tôi, nhìn Xanh như thế. Va của tôi. Tôi ôm Xanh, khóc. Tiếng Meo của Xanh trong ánh tà dương, buồn thảm.

Một năm sau, Xanh lên trời với Va. Vẫn còn nhớ ! Một năm cuối cùng ấy, ngày nào Xanh cũng lân la khắp nơi mà cưng nựng những chú mèo con. Nhìn vào mắt Xanh, tôi biết, Xanh muốn tìm hình bóng Va, dù chỉ là chút gì nhỏ bé, mong manh, thậm chí không thực. Xanh mất cũng không phải do ốm. Có lẽ khoảng trống trong lòng quá lớn đã làm trái tim bạn tôi ngừng đập.

Về sau này, tôi cũng không có dịp nuôi thêm chú mèo nào nữa. Cuộc sống hối hả, bận bịu buộc ta phải theo kịp vòng xoay học hành. Thật may là còn có những phút giây đáng giá như giờ đây. Khi tôi đối diện với khoảng trống trĩu nặng vô hình, rồi kể cho tôi, cho bạn nghe một cái gì cỏn con trên con đường đã qua…

Bài 2:

Con người, ai cũng có một đời sống tâm hồn, tình cảm riêng. Mọi thứ trong đó đều đẹp đẽ và đáng trân trọng dù là từ những tình cảm nhỏ nhất. Đối với tôi, tình cảm đối với vật nuôi trong gia đình đã chiếm một góc không nhỏ từ lúc nào tôi không rõ. 

Tôi còn nhớ, hồi còn bé, tôi ghét chó mèo vô cùng. Hễ chúng nó lại gần là tôi hét loạn lên. Bỗng một ngày, bà ngoại mang cho nhà tôi một con mèo bé tí với bộ lông vàng xơ xác, trông còi cọc đến đáng thương. Mấy hôm đầu, nó chui sát xuống tận gầm tủ. Tôi vốn đã ghét mèo, mà nó lại còn xấu xí nữa, nên nó cứ ló đầu ra là tối doạ dẫm để nó sợ, phải chui tọt vào. Thế rồi một đêm, tôi tỉnh giấc lò dò xuống nhà uống nước, bỗng thấy chú mèo con còi cọc đang đứng giữa nhà, ngước nhìn ánh đèn hắt qua tấm màn che kín. Có lẽ chỉ có lúc này nó mới ra ngoài và cảm nhận chút xíu sự khác biệt của phố xá. Chốc chốc, nó lại leo… meo… nghe đến não nề. Trong tiếng kêu ấy chất chứa cả nỗi buồn nhớ nhà, nhớ mẹ. Tôi chợt thấy nước mắt ứa ra. Nỗi sợ hãi bỗng biến mất. Tôi nhẹ nhàng lại gần nó, đụng nhẹ vào bộ lông xơ xác của nó. Cu cậu quay lại, ngước cặp mắt ngơ ngác nhìn. Tôi nhận thấy trông nó cũng rất đáng yêu, khuôn mặt tròn nhỏ, hai mắt to, ánh xanh biếc, cái mũi bé xíu ấm ướt, đôi tai như hai cái mộc nhĩ con. Cu cậu nằm im trong lòng tôi, thỉnh thoảng lại ngóc đầu liếm bàn tay rồi rúc nhẹ vào lòng tôi.

Từ hôm đó, cả nhà ai cũng ngạc nhiên vì mối thân tình giữa tôi với chú mèo con. Bây giờ, con mèo còi cọc bỗng biến mất, chỉ còn chú mèo tròn trĩnh, xinh xắn lông mịn như nhung, cả người là một màu vàng dịu dàng, ấm cúng. Cả nhà gọi nó là Vàng, có lẽ cái tên được gọi theo hai lớp nghĩa.

Một lần cu cậu lăn ra ốm. Ai cũng thương, nhìn nó nằrn suốt ngày trong một góc, ăn uống chả thèm màng. Mặc dù được mọi người bình sữa, cho uống nhưng Vàng vẫn chả thèm vẫy tai. Thỉnh thoảng, tôi lại vuốt ve nó, dỗ dành nó vài lời. Như hiểu tất cả, chốc chốc nó lại meo… lên đáp lại, vấn nhẹ đuôi. Độ vài tuần, nó khoẻ hơn. Sau khi tắm rửa, trông nó xinh hẳn lên, ai vào nhà tôi cũng trầm trồ khen ngợi.

Con mèo ngốc ấy, trong lần bắt chuột đầu tiên làm tôi rnột phen sợ xanh mặt. Bắt được một con chuột nhắt, cu cậu kéo đi khoe khắp cả nhà. Được mọi người khen, cu cậu sướng, nhất quyết đem lên khoe với tôi. Ai ngờ, nhìn thấy Vàng và chiến tích của nó, tôi hét vang lên. Vàng chợt hiểu ra là tôi kinh sợ nên từ đó cấm có thấy nó khoe. Lạ kì là từ đó nhà tôi không một bóng chuột và cả gián nữa. Tình cảm của mọi người đối với nó càng ngày càng gắn bó hơn. Khôn nhất là cu cậu biết mình dễ thương nên lúc nào cũng tranh thủ làm nũng. Lúc thì nó dụi vào chân người này, khi thì kéo áo người kia rồi kêu loạn xị. Mỗi lần như thế là mọi người ai cũng vuốt ve, nựng niu lại nó. Có khi tôi đang học bài mà cu cậu cứ quấn quanh đòi leo lên bàn. “Được voi đòi tiên”, cu cậu nhất thiết bắt tôi cùng chơi, không cho tôi học, khi thì nghịch bút, rồi kéo vở, chốc chốc lại cọ cọ đòi vuốt ve. Ấy thế mà cứ đến sáu giờ là Vàng lao ngay xuống nhà tìm bố, đòi ăn loạn xị. Cái đồng hồ sinh học của nó chính xác vô cùng. Tôi kể chuyện này sợ rằng ít người tin nối. Có lần tôi nói đùa nó . Sáng hai bảy giờ gọi chị dậy nhé !”. Thế mà sáng hôm sau, tầm bảy giờ, thấy cu cậu kêu và cào cào chân giường như gọi tôi thật. Sao mà nó khôn thế nhỉ ?

Có một lần, vì ham chơi nó lạc đi mất ba ngày. Cả nhà vội vã đi tìm. Bố đi hỏi các nhà hàng xóm, mẹ thì rán cá, nấu canh cá thơm phức cốt để gọi nó về. Còn tôi thì buồn lắm, nhưng tôi tin vào sự khôn ngoan của nó nên không khóc, không thất vọng. Đến đêm thứ ba, nghe có tiếng cho cửa, cả nhà chẳng ai bảo ai choàng tỉnh giấc. Cửa vừa bật mở, Vàng nhảy tót vào nhà. Trông nó gầy gò, xơ xác, mặt mũi ngơ ngác đến tội. Cu cậu rên rỉ, quấn lấy từng người trong nhà rồi lại lăn ra đất vật vã hết bên này lại tên kia như ăn vạ. Riêng tôi, tôi hiểu là nó đang kể lể than vãn về sự cực khổ, đói khát cùng hơn nớp lo sợ của mấy ngày qua. Hỏi thế thì ai ghét nó cho được !

Bao lâu nay, Vàng dường như đã trở thành một thành viên của gia đình tôi từ lúc nào không ai để ý. Tình cảm mà nó dành cho mọi người có lẽ cũng bằng tình cảm yêu quý mà mọi người dành cho nó. Ôi ! Con mèo ngốc nghếch đáng yêu của tôi, nó không chỉ là rigười bạn, mà còn là đứa em nhỏ của tôi !

Bài 3:

Thời thơ ấu của mỗi người đều gắn với những con vật nhỏ mà họ yêu thích. Có bạn thích mèo, bộ lông của chúng thật mượt, có bạn thích rùa, có lẽ vì thật thú vị khi nhìn nó chậm chạp bò, rồi lại nằm dài ra như lười biếng và uể oải. Có bạn lại mê cá vàng… vâng, làm bạn với loài vật đúng là niềm vui bất tận, và, phải chăng những kỉ niệm ta có được với chúng cũng thật khó quên.

Tôi còn nhớ, sinh nhật năm tôi sáu tuổi, bố mẹ đã hứa sẽ tặng tôi một món quà thật bất ngờ. Tôi nghĩ mãi mà không ra đó là thứ gì vì “quà tặng” được để trong một chiếc làn mây. “Hay là kẹo ? Ô không không thể có một cái kẹo nào lớn đến vậy !”, tôi lại đoán. Và kẹo cũng không biết thở. Những tiếng thở đều đều êm êm mỗi khi tôi khẽ lại gần. Bố trịnh trọng đưa chiếc làn cho tôi sau khi tôi thổi nến, ra vẻ bí ẩn lắm ! Tôi háo hức tung nắp làn. Ôi chao ! Ðó là một chú cún xinh thật là xinh ! Bộ lông đen mượt mà, mượt hơn cả lông con Mun nhà cái Lan ấy chứ ! Hai cái tai cum cụp cùng cặp mắt mở tròn, cứ nhìn tôi mãi. Chú cún còn lạ nhà, cứ run run sao ấy. Tôi gãi gãi tại chú. Chú lim dim mắt ra chiều thích thú lắm. Nhút nhát là vậy nhưng chỉ một lát sau, chú đã chạy nhảy tung tăng khắp nhà, hình như muốn làm quen với tất cả mọi người. Từ đó, chúng tôi là bạn của nhau, bạn thân cơ đấy ! Tôi cho rằng, bạn thân lúc nào cũng phải chơi với nhau. Tôi không thích chú nghịch với ai ngoài tôi. Mỗi khi thấy chú vẫy đuôi rối rít với cái Lan hay mấy đứa bạn khác của mình, tôi lại khó chịu. Tôi quát ngay : “Ki ! Lại đây ! Về ngay !”. Chú cún có vẻ sợ, nhưng chỉ một lát sau, chúng tôi đã lại nô đùa vui vẻ. Bạn thân mà ! Chú cún đã trở thành một thành viên trong gia đình tôi như thế.

Sáng hôm đó, mới dậy, tôi đã gọi đi nhưng chẳng thấy nó đâu. Tôi cố tìm kiếm sau mấy bụi cây. Có lẽ sẽ thấy cái lưng đen đen của chú, và chú sẽ ào đến với tôi chăng ? Tôi gọi mãi : “Ki ! Ki !”. Vẫn không thấy ai. Tôi chạy ra cổng. Cánh cổng mọi khi vẫn đóng, mà giờ lại mở tung. Tôi Sang nhà bác Hồng hàng xóm, thấy bác đang quét sân, vội hỏi : “Bác ơi ! Bác có thấy con Ki nhà cháu đều không ạ?”.

Bác có vẻ ngạc nhiên : “Ô hay, cháu đâu có cho nó ra ngoài bao giờ ? Lúc nào cũng giữ chặt lấy nó thế cơ mà. Nó có ở đây đầu.”. Tôi buồn thiu, về nhà đã thấy mẹ đứng đợi. Mẹ dịu dàng bảo :

– Đi tìm con Ki hả con ? Hôm nay bố phải đưa nó đi tiêm phòng trên phường, chiều nó về, con nhé !

Chưa bao giờ tôi thấy yên tâm như thế, vừa chơi dây với Lan trong sân, tôi vừa tự nhủ: “Chiều Ki về, chiều đi về. Không biết mấy giờ nhỉ ? Chiều…”.

Chiều, chiều rồi. Vậy mà “bạn thân” của tôi vẫn chưa về. Tôi đứng ngồi không yên. Thấy Con gái bần thần cả người, bố tôi gọi tôi lại : Này ! Con có yêu con Ki không ?”. Tôi chưa kịp mở miệng, bố tôi đã tiếp: “À ! Bố biết ! Con rất yêu Ki phải không nào ? Vậy thì con cho nó đi chơi một hôm nhé ! Hôm nay, nó được rủ đi chơi. Lần đầu tiên nó chơi với người khác ngoài con đấy ! Thôi, học bài đi con. Chắc bây giờ nó đang vui lắm”. Tôi lại thấy yên lòng. Lúc trước, tôi còn nghĩ, khi nào Ki về, sẽ mắng cho nó một trận. Nhưng bây giờ, tôi chỉ mong Ki sớm về thôi và tự hứa sẽ không mắng nó nữa.

Một ngày, hai ngày… đã năm ngày trôi qua. “Bạn thân” của tôi vẫn chưa về. Tôi chẳng dám hỏi bố, vì thấy bố không có vẻ lo lắng gì cả. Tôi sẽ trở thành đứa ngốc mất nếu cứ không tin lời bố. Những câu hỏi đủ kiểu của tôi về Ki khiến bố phát bực. Mẹ tôi không cáu khi tôi hỏi quá nhiều, song những lời an ủi của mẹ chỉ làm tôi thêm lo. Liệu chú có bỏ tôi mà đi không ? Có phải vì tôi chẳng bao giờ cho Ki ra ngoài, chẳng bao giờ cho nó chơi với ai nên nó giận tôi không ? Có phải… tôi đã quá ích kỉ ? Tôi lại suy nghĩ vẩn vơ, và bỗng nhớ đến một chuyện. Chuyện của cái Lan. Trước đây, khi con mèo Mướp của Lan bị lạc, bố mẹ nó đã bảo gửi Mướp lên bà ngoại nhờ bà trông hộ. Cũng vì vào đúng dịp nhà Lan sắp đi nghỉ hè nên nó chẳng mảy may nghi ngờ. Chắc nó cũng sẽ mãi tin rằng Mướp ở với bà cho đến khi nó lên chơi nhà bà. Bà – nó sụt sùi kể cho tôi nghe – đã nói rằng :

– Tội nghiệp cháu tôi ! Con Mướp bị lạc rồi mà nó cứ tưởng…

Nhưng nó – cái Lan – còn được mẹ mua cho con Mun. Còn tôi, ngoài Ki, tôi còn ai nữa đầu. Nghĩ đến đó, tôi chợt khóc oà lên. – “Ngọc ơi ! Ra đây, con !”. Đang học bài, nghe mẹ gọi, tôi vội vàng chạy xuống. “Gì vậy nhỉ ? Điều gì có thể khiến tôi vui nhất bây giờ ? Hay là Ki ?”. Tôi mừng quynh. Bố mẹ tôi đang đứng nói chuyện với một bác lớn tuổi. Tôi nhanh nhảu : “Cháu chào bác ạ !” và ngó ra ngoài. Ôi ! Nếp sau lưng bác một chú chó đen nhóm. Có phải đi không ? Bác từ tốn nói :

– Nhà anh chị mất chó phải không ? Tôi ở cuối phố này. Mấy hôm trước, cậu này lạc đến nhà tôi. Tôi cũng định giữ lại nuôi, song lại thôi. Biết anh chị cũng mất chó, tôi mang sang định hỏi xem có đúng không.

Bác quay sang nhìn tôi : “Có phải không cháu ?”. Trong đầu tôi cũng đang vang lên câu hỏi : “Có phải không ?”. Tôi cố nén niềm vui, chắc là đúng rồi ! Tôi bước lại gần bác. Chú chó bỗng vùng chạy, như muốn thoát khỏi sợi xích bác nắm chắc trong tay. Tôi vô vỗ vào đùi, gọi : “Ki ! Ki”. Con chó vẫn vùng vằng, thật khó bảo. Nó… ôi, nó không phải Ki ! Đó là điều thật khó nói, thật khó chấp nhận làm sao ! Một cái gì đó khác, một cái gì đó thật lạ ở con chó này nó cũng giống hệt Ki. Mẹ tôi bỗng nói : “Nó…”. Tôi sợ quá, tôi muốn ngăn mẹ tôi lại, tôi sợ mẹ sẽ nói ra sự thật. Tôi mất đi thật sao ? Đột nhiên, mẹ quay sang tôi . “… Có phải Ki không con ?”. Tôi còn quá nhỏ để hiểu vì sao mẹ làm vậy. Nhưng, trong một thoáng. chút nữa tôi đã gào lên: “Đúng ! Đúng nó rồi mẹ ơi !”. Tôi lại lặng đi. Tôi nhớ lại những lần tôi và Ki cùng đùa nghịch, nhớ ánh mắt của nó nữa. Mắt nó cũng đẹp lắm. Tôi nhìn chú chó kia. Ánh mắt đó nhìn tôi như van lơn, như cầu khẩn. Một suy nghĩ gì đó lướt qua rất nhanh trong đầu tôi. Thật không thể ngờ, tôi đã bình tĩnh đáp : “Không ! Không phải nó, mẹ ạ !”. Đúng rồi, có lẽ việc làm của tôi sẽ giúp chú chó đáng thương ấy tìm được chủ nhân thực sự của chú chăng ?

Đúng lúc tôi nghĩ rằng mình có thể chấp nhận sự thật này thì Ki lại về ! Nó về như một phần thưởng lớn dành cho đứa bé ngoan. Tôi chỉ kịp nhận ra có cái bóng đen nhẻm nào đó phóng vào khi bố tôi mở cổng chuẩn bị đi làm. A ! Ki ! Ki đã về ! Người chú lấm lem bùn đất, thật bẩn ! Về sau, bố tôi đã suy đoán rằng : Ki nhân lúc bà tôi đi tập thể dục quên đóng cửa mà ra ngoài chơi cho thoả những ngày bị “giam cầm”. Đến khi chán quá, chú ta mới mò về. Tôi định mắng Ki một trận nhưng chợt nhớ tới lời tự hứa của mình, tôi lại thôi. Dù sao, “bạn thân cũng đã trở về !

Sau việc này, tôi bỗng rút ra một suy nghĩ thật lạ : “Dường như tình yêu không đi cùng sự ích kỉ”. Chính tính ích kỉ đã khiến tôi suýt mất đi “người bạn” mà tôi yêu nhất. Kể từ đó, tôi càng yêu Ki hơn và cũng tìm ra cách cư xử hợp lí hơn với những người bạn của mình.

Đề: Hãy kể một kỉ niệm đáng nhớ đôi với một con vật nuôi ở gia đình em
Đánh giá bài viết