Văn bản:
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Chùm ca dao này đã dùng nhiều cách diễn tả đặc sắc: nói quá, đối lập, tương phản, nói ngược, nhân hoá, ẩn dụ để dựng lên các bức chân dung biếm hoạ. Những câu hát châm biếm đã thể hiện những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng, châm biếm của văn học dân gian Việt Nam.
giaibai5s.com
Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng và những biện pháp phóng đại nói ngược, tác giả dân gian dựng lên được những bức chân dung biếm họa đặc sắc mà chứa đựng những sự phê phán sâu cay, phơi bày ra những thói hư tật xấu của những hạng người đáng cười trong xã hội. Bài 1. Giới thiệu chân dung chú tôi: lười nhác, đáng ghét được nêu lên trong lời rêu rao dạm vợ của con cò đóng vai cháu. Hình ảnh cô thôn nữ đẹp người đẹp nết nhằm tạo nên sự đối lập giữa cái đẹp và cái lam lũ, đồng thời cũng đối lập với chú tôi. Câu hát châm biếm, trào phúng. Bài 2. Là tiếng cười chế giễu đối với thầy bói “vườn” thường dùng lối nói “nước đối” hay “nói dựa” để đề cao mình là “tiên tri”. Bài 3. Phản ảnh tình trạng người nông dân lao động bị coi như miếng mồi ngon mà bọn cường hào chỉ chờ dịp là xúm vào xâu xé. Bài 4. Châm biếm những con người sống dựa vào “vía” các quan lớn, đó là những kẻ thừa hành, hoặc những kẻ tai to mặt lớn trong phạm vi một địa phương nhỏ là làng, xã: đó là các cậu cai, ông đội, là các ông xã, ông trùm…
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Bài 1 giới thiệu chân dung chú tôi thế nào? Hai dòng đầu có
nghĩa gì? Châm biếm ai? * Bài 1 giới thiệu chân dung chú tôi: Tính nết lười nhác, đáng ghét.
* Hai câu đầu “cái cò lặn lội bờ ao…” và “Hỡi cô yếm đào” là một hình ảnh cô thôn nữ đẹp người đẹp nết, tạo nên sự đối lập giữa cái đẹp và cái lam lũ (cái cò thì ở bờ ao), đồng thời cũng đối lập với những nết lười nhác, đáng ghét được nêu lên trong lời rêu rao dạm vợ của con cò đóng vai cháu.
* Cũng như truyện cười, những câu hát châm biếm, trào phúng là sản phẩm độc đáo của tính hài hước, một sáng tác của người lao động.
Bức chân dung được biếm hoạ: có khi chỉ là tiếng cười vui dí dỏm, nhưng có lúc là tiếng cười hết sức chua cay.
– “Hay tửu hay tăm”, nghiện rượu, sau sưa tối ngày. – “Hay nước chè đặc” nghiện uống nước chè.
– “Hay nằm ngủ trưa” – cái bệnh “ngủ trưa ngày thường” ước ngay là những ngày “mưa” và “đêm dài thừa trống canh”, tóm lại đây là nhân vật lười biếng, nghiện đủ thứ rượu chè và ngủ ngày để không phải đi làm. 2. Bài 2 nhại lời của ai? Nhận xét lời của thầy bói? Phê phán hiện
tượng nào?
* Tiếng cười trong bài 2 nhái lại lời nói của thầy bói là “tự lột mặt nạ” hay “tự lật tẩy”, là phương pháp “gậy ông đập lưng ông”. Đó là tiếng cười chế giễu đối với thầy bói “vườn” thường dùng lối nói “nước đôi” hay “nói dựa” để đề cao mình là “tiên tri”.
giaibai5s.com
* Lời thầy nói ra bình thường đến mức người dốt nát đến đâu cũng hiểu rằng: ai không giàu thì nghèo, sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai, và dù nghèo đến đâu thì trong ba ngày tết vẫn có thịt heo trong nhà. Chắc không có ông thầy nào tồi tệ đến mức như thế. Nhưng các tác giả dân gian nói quá đi để chế giễu bọn người chuyên sống bằng nghề bịp bợm và phê phán sự cuồng tín về bói toán. 2. Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho hạng người nào? Điều lí
thú? Cảnh tượng có phù hợp hay không? Phê phán cái gì?
* Bằng phương pháp diễn tả sinh động có tính chất ngụ ngôn để phản ảnh tình trạng người nông dân lao động bị coi như miếng mồi ngon mà bọn cường hào chỉ chờ dịp là xúm vào xâu xé. – Mỗi con vật tượng trưng cho một hạng người.
+ Con cò: tượng trưng cho sự lam lũ vất vả đến chết của người lao động.
+ Cà cuống: tượng trưng cho những kẻ tai to mặt lớn như lí trưởng, tiên chỉ, xã trưởng v.v… nhà nào có việc là xúm đến đòi ăn uống, phục dịch.
+ Chim ri, chào mào, chim chích: đó là những cai lệ, tuần làng (chim chích gợi ta nghĩ đến anh mõ mà thời xưa mỗi thôn đều có một người đi rao mõ theo lệnh của lí dịch).
* Việc chọn các con vật để đóng vai trò các nhân vật, ám chỉ những con người chuyên đi đục khoét ở các làng xã ngày xưa, những hình ảnh này có sức phê phán kín đáo mà sâu sắc.
* Cái chết thương tâm của con cò đã tạo ra một cuộc ăn uống vô tội vạ.
Cảnh tượng trong bài ca thật ra không phù hợp với đám ma. Đó là cuộc ăn uống trong cảnh một gia đình bị tang tóc.
* Do đó đây là bài ca dao châm biếm hủ tục ma chay ngày xưa ở nông thôn. 3. Chân dung cai lệ được miêu tả trong bài 4 như thế nào? Nhận
xét về nghệ thuật châm biếm? Chân dung cai lệ:
Cậu cai nón dấu lông gà Cổ tay đeo nhẫn gọi là câu cai.
Ba năm được một chuyến sai Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê. Tác giả dân gian đã dùng nghệ thuật điểm chỉ và phóng đại để điển hình hoá một con người đặc biệt trong xã hội cũ.
+ Cậu cai: đầu đội nón dấu lông gà – đây vừa là dấu ấn riêng vừa như một thứ uy quyền.
+ Cậu cai: tay đeo nhẫn – muốn nói đến sự khoe khoang, bắng nhắng của loại người này.
+ Cậu cai: mặc áo ngắn quần dài – nhưng là đồ, như tố cáo cái thân phận thảm hại của cậu cai.
Trong số những đối tượng đả kích của ca dao trào phúng, mà đông đảo nhân dân lao động tiếp xúc luôn không phải là những “ngài quan văn”, những “ông quan võ” mà thường là những kẻ thừa hành, hoặc những kẻ tai to mặt lớn trong phạm vi một địa phương nhỏ là làng, xã: đó là các cậu cai, ông đội, là các ông xã, ông trùm… Cai lệ ngày xưa là những con người sống dựa vào “vía” các quan lớn. Ngày xưa khi đi đường, nhất là khi có việc cần phải lên cửa quan, người phụ nữ lao động rất sợ gặp phải các “cậu” cai. Các “cậu” thường hay nắm tay các cô gái mà buông lời ghẹo cợt.
Ca cao trào phúng còn đả kích sâu cay hơn nữa loại nhân vật đó. Một bài ca dao đã “định nghĩa” “cậu” cai một cách đầy mai mỉa, châm biếm.
Tóm lại hình ảnh cậu coi là con người làm tôi tớ cho quan, thừa lại, nhưng lại hay ra oai để bắt nạt dân quê. Tác giả dân gian ra lời châm biếm cho bõ ghét.
II. LUYỆN TẬP 1. Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao:
Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm. 2. Những câu hát châm biếm nói trên có gì giống truyện cười dân gian?
Những câu hát châm biếm giống truyện cười dân gian:
– Đều có mục đích phải phơi bày ra những hiện tượng mâu thuẫn trong xã hội.
– Phê phán thói hư tật xấu. – Nêu những cái đáng cười trong xã hội.
– Đều có nội dung và đối tượng (là những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất) để châm biếm.
– Đều sử dụng một số hình thức gây cười. – Đều tạo ra tiếng cười cho người nghe, người đọc.
giaibai5s.com
Bài 4: Văn bản: Nhưng câu hát châm biếm – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.4 (88.57%) 7 votes