Bài 4 Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Những câu hát than thân: con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc…
Ngoài ý nghĩa “than thân” nói lên nỗi khổ của người lao động, những câu hát còn có ý nghĩa phê phán, tố cáo xã hội cũ.
Thường mượn hình ảnh những con vật để nói đến con người. Mỗi hình ảnh đều mang ẩn dụ của một kiếp người.
Các bài ca dao đều diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ và chứa đựng một tinh thần phản kháng kịch liệt. Nhân vật chính là những người nông dân nghèo, những người phụ nữ ở xã hội cũ. – Đều sử dụng thể loại lục bát, có âm điệu chan hoà thương cảm.
– Đều có những nhóm từ thường được dùng trong ca dao – dân ca như “thương thay”, “thân em, em như” và có hình thức câu hỏi tu từ.
– Dùng các con vật để so sánh ẩn dụ theo truyền thống của ca dao trong việc diễn tả thân phận con người trong xã hội cũ (con cò, con hạc, con tằm, con kiến, trái bầu…)
giaibai5s.com
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI 1. Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng thì con cò, con sáo đen thường gần gũi người nông dân hơn cả.
a. Những lúc con người cày bừa ruộng nước, con cò lặn lội theo sau chân con người để kiếm ăn. Nó gây cao lêu đều, thong thả lội trên ruộng cày như người quanh năm vất vả nắng sương. Khi nào cò no thì ng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía đồng ruộng.
Vì những lí do đó mà trong ca dao, người nông dân thuở xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả thân phận, cuộc đời mình. b. Dưới đây là những câu ca dao để chứng minh lời nói trên:
– Cải có đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?
Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh. – Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non. – Cái cò cái sạc cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò? – Cái cò là cái cò con Mẹ đi xúc tép để con ở nhà. – Cái cò là cái cò vàng
Me di dάp dang con όυόι αι… 2. Ở bài 1
Về nghệ thuật diễn tả, thường gặp những từ: cái cò con cò… và sự đối lập giữa thân cò (nhỏ bé, gầy guộc) với sông nước thác ghềnh. Ta thấy những nhóm từ đối lập.
lên > < xuống thác > < ghềnh bể đầy > < ao cạn và những hình ảnh miêu tả vóc dáng, số phận cò: “Thân cò, gầy cò con”
Hình thức câu hỏi ở hai câu cuối đã góp phần khắc hoạ hoàn cảnh ngang trái, trớ trêu mà cò đã gặp phải. Ý nghĩa câu hỏi đã nêu lên nỗi đau thăm thẳm mà cò phải chịu đựng.
Rõ ràng người nông dân đã mượn hình ảnh con cò để nói lên nỗi khổ cực trong cuộc sống. Những ngậm ngùi chua xót như phải lặn lội bờ sông, bờ ao, phải đi ăn đêm, bị chết rũ trên cây và bị áp bức bóc lột nặng nề.
Bên cạnh những hình ảnh đó, con cò là sự phản ảnh những nét sinh hoạt của con người trong đó có cả sự phê phán thói hư tật xấu, ca ngợi tình cảm gia đình, mẹ con vv… 3. Trong chế độ phong kiến cũ, người nông dân nghèo là nạn nhân của nhiều tầng lớp áp bức. Đời sống của họ đầy rẫy những bất công phải chịu
giaiBai5s.com
đựng. Vì thế trong ca dao trữ tình nói về họ thường dùng hai chữ: “Thương thay”. Đó là những câu hát than thân biểu hiện sự ngậm ngùi, chua xót. Trong bài 2, hai chữ “Thương thay” được lặp lại bốn lần với ý nghĩa là:
— Mỗi lần được sử dụng là một lần biểu hiện nỗi thương người cùng cảnh ngộ. Sự lặp lại đó còn có ý nghĩa kết nối và mở ra nỗi thương khác, tuy là cảnh ngộ có khác nhau nhưng số phận của những người lao động trong xã hội cũ đều giống nhau: vất vả, lam lũ, phiêu bạt, khổ đau, oan trái… làm cho tình ý các bài ca dao phát triển sâu sắc, lắng đọng.
– Bốn nỗi thương được lặp lại tô điểm thêm sắc thái thương cảm cho nỗi đắng cay trăm phần của cuộc đời. 4. Trong ca dao, các tác giả dân gian thường nhìn sự vật gắn liền với cảnh ngộ, thân phận mình.
Từ đó nảy sinh mối đồng cảm với những con vật nhỏ bé như con bạc, con hạc, con tằm, con cuốc, cái kiến… Nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ:
+ Thương con tằm “kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”. Đúng là nỗi thương suốt đời con tằm bị bòn rút sức lực để phục vụ kẻ khác.
Đã mang lấy kiếp con tằm,
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ Ý nghĩa bao quát là cuộc sống không có lối thoát.
+ Thương cho lũ kiến li ti, kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thân con kiến nhỏ li ti, ăn có bao nhiêu thế mà suốt ngày phải bò đi kiếm mồi.
+ Thương con hạc “lánh đường mây, bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”. Ở đây là thương cảnh đời phiêu bạt, đó đây lận đận và nói đến sự cố vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
+ Thương con cuốc: “kêu ra máu có người nào nghe” là thương cho thân phận “thấp cổ bé họng”, dù có chịu bao nhiêu oan trái cũng không thể kêu vào đâu được.
Như vậy, những ý nghĩa ẩn dụ trong bài 2 là biểu hiện những nỗi khổ trăm bề và nhiều số phận của người lao động trong xã hội cũ. 5. Trong ca dao trữ tình thường có nhiều bài mở đầu bằng hai chữ “Thân em”, đó là cách dùng một số hình ảnh tương tự về mặt ý nghĩa để diễn tả đơn vị thấp kém, phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội cũ:
– Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai… – Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân… – Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa. – Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày…
giaibai5s.com
– Em như cây quế giữa rừng,
Thơm cay ai biết, ngát lừng ai hay. Những câu hát của người phụ nữ thường tập trung ở các nhóm bài ca nói về quan hệ vợ chồng, quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, về cảnh chồng chung, cảnh goá bụa… Có những bài ca biểu hiện một tâm trạng chịu đựng, như bài sau đây:
Thân em mười sáu tuổi đầu Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người
Nói ra sợ chị em cười
Năm ba chuyện thảm chín mười chuyện cay. 6. Bài ca dao 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, hình ảnh so sánh là những trái: bần, mù u, sầu riêng ..
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen. Trong bài ca dao, hình ảnh so sánh bổ sung khắc hoạ sự vật. Trái bần bé nhỏ bị “gió đập sóng dội” chịu nhiều đau khổ. Nó cũng như người phụ nữ bị lệ thuộc hoàn cảnh, không có quyền quyết định cuộc sống riêng của mình.
Trong xã hội đầy sóng gió khi xưa như luôn luôn muốn vùi dập họ xuống.
II. LUYỆN TẬP 1. Những điểm chung về nội dung và nghệ thuật ở các bài ca dao trên:
a. Về nội dung (xem Đọc hiểu văn bản)
Các bài ca dao đều diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ. Nhân vật chính là những người nông dân nghèo, những người phụ nữ ở xã hội cũ.
b. Về nghệ thuật: (xem Đọc hiểu văn bản) 2. Em hãy sưu tầm thêm một số câu ca dao nói về thân phận người nông dân nghèo trong xã hội cũ.
– Một ngày hai bữa cơm đèn Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng? – Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Bài 4: Văn bản: Nhưng câu hát than thân – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.5 (90%) 18 votes