CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Đề 1:
“Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
(Bác Hồ) Hãy giải thích và nói rõ tầm quan trọng của trồng cây.
Gợi ý A. Mở bài | – Mỗi năm mùa xuân đến, mọi người lại nô nức chuẩn bị cho ngày Tết trồng cây. Từ trường học tới khu phố, làng xã, đâu đâu cũng chuẩn bị tham kế hoạch trồng cây… Trong những ngày đó, ai ai cũng nhắc lại lời Bác Hồ:
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. – Vậy Tết trồng cây có ý nghĩa như thế nào? Vì sao mọi người lại hàng hái tham gia ngày Tết đó?
B. Thân bài 1. Giải thích ý nghĩa Tết trồng cây
a. Tết trồng cây, một phong tục mới của xã hội ta. | – Từ xưa đến nay, nhân dân ta còn giữ được nhiều phong tục tốt đẹp (phong tục tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc như hội đền Hùng, giỗ trận Đống Đa…, phong tục gắn với sản xuất nông nghiệp như hội xuống đồng đầu xuân…)
– Tết trồng cây là ngày hội mới gắn liền với xã hội mới. Sau kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng lại đất nước. Trong cao trào lao động xây dựng đất nước cuối những năm năm mươi, Bác Hồ đã đề xướng Tết trồng cây. Khi còn sống, năm nào mùa xuân đến, Bác cũng đi trồng cây. Noi gương Bác, mọi người đều hăng hái trồng cây vào dịp Tết. Từ đó, Tết trồng cây trở thành một phong tục, một việc làm không thể thiếu được trong dịp đầu xuân. Tết trồng cây trở thành ngày hội của nhân dân ta ở khắp mọi miền.
b. Tết trồng cây, một phong tục tốt đẹp của xã hội ta.
– Tổ chức ngày Tết trồng cây hàng năm trước tiên là để tưởng nhớ Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là để làm theo lời dạy quý báu của Người.
– Tổ chức Tết trồng cây là để tạo nên sự quan tâm, gắn bó của mỗi người đối với thiên nhiên và xã hội quanh mình. Đối với thiên nhiên, Tết trồng cây làm cho mọi người có điều kiện quan tâm đến thiên nhiên ngay ở xung quanh mình; hiểu rằng con người không phải chỉ biết sử dụng, khai thác cây cối, thiên nhiên mà còn có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ và làm giàu thêm
164
giaibai5s.com
cho thiên nhiên. Đối với xã hội, ngày Tết trồng cây làm cho mọi người chan hoà với nhau trong một hoạt động vì lợi ích chung.
c. Tết trồng cây góp phần làm giàu đẹp thêm cho cuộc sống của con người.
– Trồng cây, làm cho màu xanh phủ khắp mọi nơi, chúng ta đã làm lợi cho đất nước nhiều mặt, làm giàu thêm cho cuộc sống con người.
+ Đối với các vùng đồi trọc, cây xanh mọc lên sẽ giữ lại đất màu, chống xói mòn, lá rụng xuống làm đất thêm màu mỡ. Cây xanh còn làm cho đôi núi có thể giữ được nước, điều hoà mực nước các con sông, không gây nên lũ | lụt bất thường.
+ Đối với các vùng ven biển đang bị cát lấn, hàng cây xanh ngăn cát, che chắn bảo vệ cho đồng lúa, làng mạc.
+ Trồng cây xanh còn cho ta bóng mát những trưa hè, cho ta thêm gỗ dùng vào nhiều việc khác nhau (đóng tàu, dùng trong các ngành công nghiệp, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, cung cấp thêm củi đun…)
– Trồng cây, làm cho cuộc sống con người thêm đẹp.
| + Cây xanh góp phần điều hoà khí hậu, làm cho con người sống dễ chịu hơn.
+ Cây xanh góp phần làm cho môi trường sống của con người thêm đẹp (cây xanh gọi chim chóc về, cây xanh tạo nên màu xanh mát mắt, tạo cho hoa thơm, quả ngọt…) 2. Phát biểu cảm nghĩ đối với ngày Tết trồng cây
– Cảm nghĩ về mối quan hệ giữa Tết trồng cây với việc xây dựng đất nước, làm giàu cho đất nước.
– Cảm nghĩ về mối quan hệ giữa Tết trồng cây với việc giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, về quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
– Cảm nghĩ về Bác Hồ và Tết trồng cây… C. Kết bài
– Tết trồng cây là một hoạt động có nhiều ý nghĩa. Hoạt động này cần được phát triển.
– Nêu rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân đối với Tết trồng cây hàng năm.
Đề 2: Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
Hướng dẫn I. Tìm hiểu đề bài 1. Thể loại: Giải thích một vấn đề. 2. Nội dung: Bằng lí lẽ và thực tế, làm sáng tỏ vấn đề chứa đựng trong câu tục
ngữ: phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng. 3. Tư liệu: Lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống và sách báo để tăng sức
thuyết phục của lập luận.
II. Dàn bài A. Mở bài
– Ông cha ta thường nhắc nhở con cháu phải có tình cảm trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ mình qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây và trồng”. Tương tự ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
– Đó là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đó càng trở nên sâu sắc. B. Thân bài 1. Giải thích khái niệm. | – “Uống nước”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hoặc đấu tranh của thế hệ trước.
– “Nguồn”: Nơi xuất phát dòng nước. Nghĩa rộng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
– Ý nghĩa của câu tục ngữ: Đó là lời khuyên lời nhắn nhủ của ông cha ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả, công lao của người đi trước. 2. Tại sao “uống nước” phải “nhớ nguồn”?
– Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên.
Của cải vật chất do người lao động tạo ra, đất nước giàu đẹp do tổ tiên xây dựng, bảo vệ, con cái do cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng. Vì thế “nhớ nguồn” – tấm lòng biết ơn, biết trân trọng và sự đáp đền xứng đáng là bổn phận tất yếu, là đạo lí.
– Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ ý thức ghi nhớ công lao của người đã làm nên những thành quả phục vụ nhu cầu cuộc sống. Dẫn chứng:
“Ai ơi, bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Cha ông ta muốn nhắc nhở chúng ta, mỗi khi “bưng bát cơm đầy” phải nhớ đến, phải trân trọng, biết ơn những người nông dân một nắng hai sương, những người đã chịu “đắng cay muôn phần”. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình trong độc lập thống nhất hôm nay, chúng ta phải biết ơn các anh hùng, chiến sĩ dũng cảm, ngoan cường chiến đấu và hi sinh oanh liệt vì nền độc lập của dân tộc.
– Lòng biết ơn là nền tảng vững chắc, giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết. Thiếu tình cảm biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, tầm thường. 3. “Nhớ nguồn”, ta phải làm gì?
– Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng và nền văn hoá rạng rỡ của dân tộc, bằng khả năng của mình hãy bảo vệ, phát huy những truyền
thống quý báu ấy, tích cực lao động và học tập, góp phần xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Trích Không có gì quý hơn độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17 – 7 – 1966); sẵn sàng cùng toàn dân thực hiện lời dạy của Bác:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
– Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa dân tộc. Thái độ tự ti dân tộc đều là biểu hiện của sự vong ân, vong ngoại, quên cội nguồn.
– Sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm, không lãng phí (có thể dẫn chứng minh hoạ).
– “Nhớ nguồn” không loại trừ sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nước ngoài để làm truyền thống ngày càng thêm phong phú, rạng rỡ. C. Kết bài
– Nhấn mạnh giá trị thực tế của câu tục ngữ, nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay. Lịch sử của dân tộc Việt Nam rất vẻ vang và rất oanh liệt. .
– Rút ra bài học cho bản thân: “Uống nước nhớ nguồn” trước hết là nhớ ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của các thầy, cô giáo, biết ơn sự giúp đỡ của tập thể lớp, trường. Ghi nhớ công lao của xã hội đối với bản thân ta và cần biết sống đẹp “Mình vì mọi người”. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, thực hiện tốt các phong trào “làm việc tốt” giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ.
Đề 3: Tục ngữ có câu:
“Không thầy đố mày làm nên” Nhưng tục ngữ lại khẳng định:
“Học thấy không tày học bạn”. Hai câu tục ngữ trên có gì mâu thuẫn không? Theo em, việc kết hợp học thầy và học bạn như thế nào là tốt nhất?
HƯỚNG DẪN I. TÌM HIỂU ĐỀ BÀI : 1. Thể loại: Bình luận. 2. Nội dung: Phát biểu ý kiến về sự cùng có mặt hai câu tục ngữ có vẻ mâu thuẫn nhau, về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn. 3. Tư liệu: Thực tế xã hội và kinh nghiệm bản thân trong đời sống, trong học tập. II. DÀN BÀI A. ĐẶT VẤN ĐỀ
– Nhân dân ta có truyền thống hiếu học, rất đề cao việc học. Tục ngữ, kho tàng trí tuệ dân gian, có nhiều câu ca ngợi việc học, lại còn đưa ra những kinh nghiệm quý giá về việc học.
167
giaibai5s.com
– Trong những câu ấy, có hai câu tục ngữ lại đưa ra hai nhận định hình như trái ngược nhau:
Một là “Không thầy đố mày làm nên”.
Hai là “Học thấy không tày học bạn”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Có mâu thuẫn giữa hai câu tục ngữ không?
a. Câu thứ nhất: – Ý nghĩa:
+ Không có thầy, không được chỉ bảo, dạy dỗ, không học, người ta không thể làm tốt được bất cứ công việc gì.
+ Nhân dân đề cao việc học: điều gì cũng phải học, đế có kiến thức, có kinh nghiệm, có kĩ năng. Học đây không chỉ là học chữ, mà còn nói đến việc học tập toàn diện.
+ Đề cao vai trò người thầy cũng là ca tụng công ơn thầy hoặc bất kì ai có công dạy bảo cho mình. – Ý kiến ấy có đúng không?
+ Bất kì kiến thức nào, kinh nghiệm nào cũng là kết quả của trí tuệ đúc rút qua nhiều năm, nhiều thế hệ, có khi là qua hàng trăm hàng ngàn năm; mỗi kĩ năng, kĩ xảo công việc cũng đều là kết quả của sự trau dồi nghề nghiệp nhiều năm.
+ Không có thầy dạy, không có kinh nghiệm của người đi trước thì t?lồng có kiến thức, dễ sai lầm, dễ thất bại..
+ Đề cao người thầy là đề cao tinh thần học tập. Thầy không chỉ có nghĩa là người dạy ở trường mà còn là người giỏi hơn, biết hơn mình, có khả năng truyền đạt kinh nghiệm của người đi trước.
b. Câu thứ hai. – Ý nghĩa:
+ Việc học bạn rất quan trọng, quan trọng hơn cả việc học thầy.
+ Học bạn là học những người cùng trình độ, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp, những người có thể gặp hàng ngày.
+ Học bạn còn có nghĩa là học tất cả những điều tốt đẹp ở bạn. – Ý kiến ấy có đúng không?
+ Thầy chỉ dạy mình ở lớp, ở trường. Ngoài ra, phần lớn thời gian của ta là giao tiếp với bạn bè đông đảo.
+ “Học bạn” có những thuận lợi mà “học thây” không có: bạn bè cùng lứa, dễ gần gũi, dễ trao đổi, học hỏi lẫn nhau. So sánh với bạn bè, biết được chỗ hơn, chỗ kém của mình mà vươn lên.
168
giaibai5s.com
+ Trong bạn bè đông đảo có nhiều người học giỏi, mỗi người một vẻ, nếu ta khiêm tốn và có ý thức học hỏi thì sẽ học được rất nhiều. c. Về mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ.
– Với cả hai đối tượng “thầy” và “bạn”, ta đều phải học nếu ta cần tiến bộ.
– Mỗi đối tượng đều có chỗ mạnh, chỗ thuận lợi, ta phải biết khai thác mà học cả hai.
– Hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn nhau. Mỗi câu đều có ý nhấn mạnh một đối tượng, song đối với người biết vận dụng thì hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa tích cực bổ sung cho nhau, giúp người học nhận thức vấn đề một cách đầy đủ hơn. 2. Việc kết hợp học thầy và học bạn như thế nào là tốt nhất?
a. Trước hết phải coi trọng việc học thầy, ở lớp, ở trường.
– Chăm chú nghe giảng, tranh thủ hỏi những điều chưa rõ, làm tốt những bài tập mà thầy giáo cho để nắm vững kiến thức cơ bản.
– Việc trang bị kiến thức trong nhà trường càng đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay: khoa học có những tiến bộ vượt bậc, tri thức khoa học mênh mông như biển. Không có kiến thức cơ bản thì không tiếp thu được khoa học hiện đại.
b. Coi trọng đúng mức việc học bạn.
– Noi gương của bạn trong học tập: Những gương khắc phục hoàn cảnh khó khăn, gương sáng tạo, kinh nghiệm học tập.
– Học hỏi bạn để bổ sung kiến thức mà mình tiếp thu chưa đầy đủ hoặc có khi vì sơ suất mà hiểu sai.
c. Coi trọng việc tiếp tục học sau nhà trường.
– Nếu không được tiếp tục học ở trường cho đến các cấp học cao thì cố gắng tự học qua sách vở, đời sống. Những gương tự học để trưởng thành: Edixon, Gorki…
– Ngay khi đã vào đời, trong công việc vẫn không ngừng học, học sách vở, học bạn bè, đồng nghiệp. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
– Người xưa nói “Người không học cũng như ngọc không mài”. Việc học quyết định sự trưởng thành của con người.
– Nhưng phải biết học thế nào cho có kết quả. Vẻ đối lập bên ngoài của hai câu tục ngữ cho ta những bài học thật bổ ích, gợi ra những cách học tập khác nhau và bổ sung cho nhau trên con đường chiếm lĩnh tri thức của nhân loại.
Bài 26: Cách làm bài văn lập luận giải thích. Viết bài tập làm văn số 6: Văn lập luận giải thích – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
4.9 (97.14%) 14 votes