DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Nói về truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: truyền thống trọng đạo nghĩa, sự ân nghĩa, ân tình.

– Giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

2. Giải quyết vấn đề:

– Giải thích hai câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: khi chúng ta cầm một quả chín, ngọt trên tay thì cần phải nhớ đến người đã vất vả trồng cây, cho trái ngọt; lúc uống nước mát phải nhớ đến cội nguồn mà nước chảy ra.

+ Nghĩa bóng: khi chúng ta được hưởng một thành quả nào đó hoặc có được thành công, cần phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình, đã tạo điều kiện cho mình có được kết quả tốt đẹp đó.

– Giải thích vì sao hai câu tục ngữ này nêu lên một vấn đề đúng đắn:

+ Trong cuộc sống, con người không phải lúc nào cũng có thể tự mình làm được tất cả. Hầu hết những gì ta đang có hoặc ta có thể làm

được đều là kết quả của sự hy sinh của người đi trước, đều có những 1 người khác đặt nền móng.

+ Biết ơn người đã giúp đỡ mình chính là biểu hiện của một nhân cách đẹp, là một đạo lý của con người.

+ Nếu chúng ta biết nhớ ơn và đền ơn người đi trước thì thế hệ đi sau sẽ học tập và làm theo chúng ta, lịch sử dân tộc sẽ được gìn giữ.

– Chứng minh (bằng những dẫn chứng thực tế):

+ Trong gia đình: con cái biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; những ngày cúng giỗ, tiết Thanh minh (mùng 3 tháng 3 âm lịch) là biểu hiện của sự nhớ về tổ tiên, dòng họ.

+ Trong xã hội: các ngày lễ hội ở các địa phương để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc hay Thành hoàng làng; ngày Quốc giỗ 10 tháng 3 âm lịch (giỗ Tổ Hùng Vương); ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày Thương binh liệt sĩ 27/7; ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày Thầy thuốc Việt Nam…

– Cách biểu hiện, bày tỏ lòng biết ơn: rất đa dạng, phong phú: bằng lời nói, bằng quà tặng, bằng hành động cụ thể… Điều quan trọng là phải xuất phát từ tấm lòng chân thành và mục đích trong sáng của người gửi tặng.

– Bàn bạc, mở rộng:

+ Phê phán những hiện tượng vô ơn bạc nghĩa còn tồn tại trong xã hội.

+ Có những người lợi dụng danh nghĩa là trả ơn để phục vụ cho tư lợi cá nhân, hành động phạm pháp (hối lộ).

3. Kết thúc vấn đề:

– Tóm lại về ý nghĩa giáo dục của câu tục ngữ.

– Rút ra bài học cho bản thân.

BÀI LÀM

Dân tộc Việt Nam ta có một truyền thống tinh thần tốt đẹp, một đạo lý quý báu: truyền thống ân nghĩa, ân tình. Truyền thống ấy, đạo lý ấy không chỉ được biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày mà còn được kết tinh trong những câu tục ngữ hàm súc và giàu ý nghĩa như hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

Vậy, chúng ta nên hiểu như thế nào về hai câu tục ngữ trên?

Hai câu tục ngữ sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, cụ thể trong cuộc sống quanh chúng ta để gửi gắm hàm ý sâu xa. Những hình ảnh “quả” và “nước”, đặt trong tương quan đối sánh tương ứng với hai hình ảnh “kẻ trồng cây” và “nguồn” đã thể hiện nghĩa biểu trưng rất rõ: một bên là những kết quả, thành quả mà con người có được, một bên là cội nguồn, là những người đã góp phần làm nên thành quả, kết quả đó.

Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta rằng khi chúng ta cầm một quả chín, ngọt trên tay thì cần phải nhớ đến người đã vất vả gieo trồng, chăm sóc cho cây ra trái ngọt; lúc uống dòng nước mát cần phải nhớ đến cội nguồn mà nước chảy ra. Hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ thì khi chúng ta được hưởng một thành quả nào đó hoặc có được thành công, cần phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình, đã tạo điều kiện cho mình có được kết quả tốt đẹp đó.

Trước hết, cần khẳng định hai câu tục ngữ này đã nêu lên một vấn đề hoàn toàn đúng đắn. Tại sao chúng ta cần phải nhớ ơn người đã giúp đỡ mình?

Lý do đầu tiên là trong cuộc sống, con người không phải lúc nào cũng có thể tự mình làm được tất cả. Để có mặt trên cuộc đời này, ta phải có cha mẹ. Để biết đọc biết viết, biết nhận thức và khám phá thế giới xung quanh, ta phải có thầy cô, bạn bè. Hầu hết những gì ta đang có hoặc ta có thể làm được đều là kết quả của sự hy sinh của người đi trước, đều có những người khác đặt nền móng. Ngay cả những nhà, phát minh, sáng chế ra những thành tựu khoa học kĩ thuật vĩ đại nhất cũng thừa nhận là họ phải “đứng trên vai của những người khổng lồ”- tức là những người đã mở đường, gợi ý cho họ, mặc dù có thể họ đã gặp thất bại và chưa đi đến đích cuối cùng của con đường nghiên cứu, phát minh.

Hơn nữa, nhớ ơn, biết ơn người đã giúp đỡ mình chính là biểu hiện của một nhân cách đẹp, là một đạo lý làm người của con người. Một kẻ không biết nhớ ơn cội nguồn tổ tiên, không biết ghi nhớ và biểu hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô và những người đã giúp đỡ mình chắc chắn không thể là một người phát triển hoàn thiện về tâm hồn, về nhân cách, không thể là một người biết sống đẹp, sống tốt.

Một nguyên nhân nữa giải thích vì sao mỗi người chúng ta cần biết sống ân nghĩa, ân tình đó là, nếu ta biết nhớ ơn và đền ơn người đi trước thì thế hệ đi sau sẽ học tập và làm theo chúng ta. Có ghi công và ghi ơn người có công thì lịch sử dân tộc mới được gìn giữ, những phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc mới được lưu truyền và phát huy qua các thế hệ, qua thời gian. | Thực tế đã chứng minh lối sống trọng tình trọng nghĩa, ghi nhớ công an được biểu hiện trong mọi phạm vi, nhỏ là trong gia đình, lớn là ngoài xã hội. D. Trong gia đình, con cái biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ, khi trưởng thành biết đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ, đúng như câu ca dao:

Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta rằng khi chúng ta cầm một quả chín, ngọt trên tay thì cần phải nhớ đến người đã vất vả gieo trồng, chăm sóc cho cây ra trái ngọt; lúc uống dòng nước mát cần phải nhớ đến cội nguồn mà nước chảy ra. Hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ thì khi chúng ta được hưởng một thành quả nào đó hoặc có được thành công, cần phải biết nhớ ơn người đã giúp đỡ mình, đã tạo điều kiện cho mình có được kết quả tốt đẹp đó.

Trước hết, cần khẳng định hai câu tục ngữ này đã nêu lên một vấn đề hoàn toàn đúng đắn. Tại sao chúng ta cần phải nhớ ơn người đã giúp đỡ mình?

Lý do đầu tiên là trong cuộc sống, con người không phải lúc nào cũng có thể tự mình làm được tất cả. Để có mặt trên cuộc đời này, ta phải có cha mẹ. Để biết đọc biết viết, biết nhận thức và khám phá thế giới xung quanh, ta phải có thầy cô, bạn bè. Hầu hết những gì ta đang có hoặc ta có thể làm được đều là kết quả của sự hy sinh của người đi trước, đều có những người khác đặt nền móng. Ngay cả những nhà, phát minh, sáng chế ra những thành tựu khoa học kĩ thuật vĩ đại nhất cũng thừa nhận là họ phải “đứng trên vai của những người khổng lồ”- tức là những người đã mở đường, gợi ý cho họ, mặc dù có thể họ đã gặp thất bại và chưa đi đến đích cuối cùng của con đường nghiên cứu, phát minh.

Hơn nữa, nhớ ơn, biết ơn người đã giúp đỡ mình chính là biểu hiện của một nhân cách đẹp, là một đạo lý làm người của con người. Một kẻ không biết nhớ ơn cội nguồn tổ tiên, không biết ghi nhớ và biểu hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô và những người đã giúp đỡ mình chắc chắn không thể là một người phát triển hoàn thiện về tâm hồn, về nhân cách, không thể là một người biết sống đẹp, sống tốt.

Một nguyên nhân nữa giải thích vì sao mỗi người chúng ta cần biết sống ân nghĩa, ân tình đó là, nếu ta biết nhớ ơn và đền ơn người đi trước thì thế hệ đi sau sẽ học tập và làm theo chúng ta. Có ghi công và ghi ơn người có công thì lịch sử dân tộc mới được gìn giữ, những phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc mới được lưu truyền và phát huy qua các thế hệ, qua thời gian. Thực tế đã chứng minh lối sống trọng tình trọng nghĩa, ghi nhớ công an được biểu hiện trong mọi phạm vi, nhỏ là trong gia đình, lớn là ngoài xã hội.

Trong gia đình, con cái biết ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ, khi trưởng thành biết đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ, đúng như câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Bên cạnh đó, những ngày cúng giỗ những người đã khuất hoặc tiết Thanh minh (mùng 3 tháng 3 âm lịch) là biểu hiện cụ thể của sự nhớ về tổ tiên, dòng họ.

Trong xã hội, đạo lý nhớ ơn, đền đáp những người có công với nhân dân, với đất nước được thể hiện phong phú trong các phong tục, các ngày lễ tết truyền thống. Đó là những ngày lễ hội thường được tổ chức ở các địa phương để tưởng nhớ các anh hùng dân tộc hay cúng các vị Thành hoàng làng- những người đầu tiên lập nên vùng quê đó, tạo dựng nên cuộc sống no ấm cho người dân. Đó là ngày Quốc giỗ mùng 10 tháng 3 âm lịch (giỗ Tổ Hùng Vương) mà “dù ai đi ngược về xuôi” cũng vẫn nhớ về như một niềm ngưỡng vọng, tôn kính thiêng liêng đối với nguồn gốc lịch sử dân tộc. Đó còn là những ngày lễ lớn như ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày Thương binh liệt sĩ 27/7; ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày Thầy thuốc Việt Nam…

Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thể hiện lòng biết ơn của mình với người khác? Có thể nói, cách biểu hiện, bày tỏ lòng biết ơn rất đa dạng, phong phú: có thể bằng lời nói, bằng quà tặng hay bằng hành động cụ thể… Một lời nói chân thành, tha thiết của một người con đối với mẹ: “Mẹ ơi, con rất yêu mẹ!”. Một lời cảm ơn đối với một người bạn đã khuyên bảo, giúp đỡ mình những lúc khó khăn. Một lá thư hỏi thăm thầy cô giáo cũ. Những bó hoa tươi thắm dâng lên Đài tưởng niệm các liệt sĩ. Những ngôi nhà tình nghĩa xây tặng các bà mẹ Việt Nam anh hùng sống neo đơn… Tất cả đều là biểu hiện đẹp đẽ của đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hình thức biểu hiện có thể khác nhau, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người. Điều quan trọng là phải xuất phát từ tấm lòng chân thành và mục đích trong sáng của người thể hiện.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, ta vẫn thấy tồn tại không ít những hiện tượng vô ơn bạc nghĩa đáng bị phê phán và lên án. Công luận xã hội đã từng rất bức xúc và lên án những đứa con đối xử bạo hành với cha mẹ già của mình, thậm chí nhốt giam mẹ trong nhà hoặc đuổi cha mẹ ra ngoài đường. Có những người rất thành đạt nhưng lại vô tình quên đi những người đã nâng đỡ, động viên mình từ những ngày gian khó…

Không chỉ thế, khi xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại thì lối sống thực dụng đã len lỏi vào trong mọi mối quan hệ, thậm chí làm băng hoại những giá trị đạo đức truyền thống. Có những người lợi dụng danh nghĩa là “trả ơn” để tư lợi cá nhân, thậm chí hành động phạm pháp (hối lộ). Những hành động đó làm mất đi ý nghĩa thực sự của những mối quan hệ giữa con người với con người, làm cho xã hội nảy sinh nhiều tệ nạn xấu. Xã hội cần lên tiếng cảnh báo và xử lý nghiêm những hành động đó.

Như vậy, hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là những lời khuyên quý báu, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với mỗi con người Việt Nam. Còn đối với mỗi học sinh chúng ta, biết ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè không chỉ được thể hiện qua những lời nói ân nghĩa mà còn cần phải biếu hiện bằng hành động cụ thể, bằng nỗ lực vươn lên đạt kết quả tốt nhất trong học tập, trở thành người có ích cho xã hội. Đó mới là điều mà cha mẹ, thầy cô, bạn bè và xã hội mong mỏi ở mỗi chúng ta.

Giaibai5s.com

Đề số 20: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
4.5 (90.32%) 31 votes