SỐNG CHẾT MẶC BAY
Văn bản:
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tác phẩm toát lên giá trị nhân đạo sâu sắc: Đó là niềm thương cảm trước cuộc sống khốn cùng của nhân dân và sự phẫn nộ trước thái độ vô trách nhiệm, mất hết nhân tính của bạn quan lại. | Tác giả đã dựng lên một bức tranh sống động về thảm cảnh “vỡ đê”, bức tranh miêu tả ấy có giá trị hiện thực rất lớn:
+ Hiện thực về nỗi khốn cùng và bất hạnh của những người dân đen;
160
giaibai5s.com
+ Hiện thực về cuộc sống xa hoa cũng như những bản chất tàn nhẫn, vô nhân đạo của bạn quan lại – mà trực tiếp ở đây là tên quan “phụ mẫu”. | Câu văn trong sáng, sử dụng ngôn ngữ khá sinh động, đã thực hiện miêu tả cá tính nhân vật một cách ấn tượng độc đáo, và bằng đường nét nghệ thuật đặc sắc – phép tương phản và phép tăng cấp – tác giả Phạm Duy Tốn đã dựng lên được một bức tranh sống động về thảm cảnh “đê vỡ” của thời kì Pháp thuộc.
Tác giả đã vận dụng, kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. GHI NHỚ:
Truyện ngắn Sống chết mặc bay là bức tranh hiện thực lớn về cuộc sống khốn cùng của người dân đen và những bản chất tàn nhẫn cô nhân đạo của bọn quan lại – mà trực tiếp ở đây là tên quan “phụ mẫu” đi hộ để… Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Truyện Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn
nói gì? Truyện Sống chết mặc bay có thể chia làm ba đoạn: – Đoạn 1: Từ đầu đến “khúc đê này hỏng mất”:
Kể về nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. – Đoạn 2: Từ “Ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn” đến “Điếu, mày!”:
Cảnh quan phủ và nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi bộ đế”. – Đoạn 3: Phần còn lại:
Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào tình trạng khốn khổ. | 2. a. Em hãy chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện?
* Phép tương phản trong truyện ngắn Sống chết mặc bay. Hai mặt tương phản trong truyện được miêu tả bằng những chi tiết rất điển hình:
+ Một bên là nhân dân đang vật lộn căng thẳng trước nguy cơ vỡ đê.
+ Một bên là cảnh quan phủ và bọn nha lại, tổng lí lao vào đánh tổ tôm trong lúc họ “đi bộ đế”.
b. Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. * Cảnh dân làng hộ để thật thảm thương
+ Thời gian gần một giờ đêm.
+ Mua càng lúc càng to, mực nước sông càng dâng cao: nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
+ Cảnh dân làng hộ để vất vả, mệt nhọc: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ lội đất, kẻ các tre… lướt thướt như chuột lột. Không khí nhốn nháo, căng thẳng, trống đánh liên thanh, ốc thổi lô hội…
161
giaibaiss.com
* Cảnh quan phủ và bọn tổng lí vui chơi bài bạc
+ Địa điểm: đình ấy cũng ở trên mặt để, nhưng cao mà vững chắc… c. Chỉ ra qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đề” được khắc hoạ như thế nào? Không khí, quang cảnh: đèn thắp sáng trưng… tĩnh mịch, trang nghiêm.
+ Đồ vật dụng sang cả, quý phái: bát yến hấp đường phèn, tráp đối mồi, ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau bạc, rễ tía…
| + Dáng cách quan dạng, kẻ hầu người hạ bao quanh: nghi lễ tôn nghiêm…
+ Mê mải theo dõi từng quân bài, khoái trá vỗ tay xuống sập khi thắng ván to, hoàn toàn điềm nhiên trước tiếng kêu vang trời dậy đất của đám dân quê khốn khổ.
d. Nêu dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này: Miêu tả hai cảnh tương phản trên, tác giả có dụng ý lên án tên quan lòng lang dạ thú trước nổi thống khổ của nhân dân dưới quyền cai trị của mình. 3. Phép tăng cấp trong truyện ngắn Sống chết mặc bay thể hiện ở
việc miêu tả các chi tiết trong từng mặt tương phản – Cảnh người dân hộ đê, phép tương phản thể hiện trong miêu tả: | + Cảnh trời mưa mỗi lúc một nhiều.
+ Mực nước sông mỗi lúc một dâng lên cao, “dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên… “.
+ m thanh (tiếng trống, tiếng tù và, tiếng người gọi nhau hộ đề) mỗi lúc một ầm ĩ.
+ “Sức người mỗi lúc một đuối. Nguy cơ đê vỡ mỗi lúc một đến gần cảnh này đối lập với cảnh quan phủ cùng nha lại đánh bài tổ tôm trong đình”. | – Phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.
+ Mê bài bạc, không trực tiếp chứng kiến cảnh hộ để.
+ Khi trước sân đình, mưa đổ xuống mỗi lúc một tăng mà coi như không biết gì thì độ mê mải bài bạc đã quá quắt.
– Đến khi có người dân phu vào báo tin để vỡ, vẫn thờ ơ, lại lên giọng quát nạt bọn tay chân, và rồi quay lại tiếp tục đánh tổ tôm cho đến lúc “Ừ! Thông tôm, chi chi nảy” trong một niềm vui sướng cực độ và phi nhân tính. 4. Giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật của truyện Sống chết
mặc bay
* Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bạn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ “lòng lang dạ sói”.
162
giaibai5s.com
* Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
* Tác giả đã vận dụng, kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Sử dụng ngôn ngữ khá sinh động, đã thực hiện miêu tả cá tính nhân vật một cách ấn tượng, độc đáo
II. LUYỆN TẬP 1. Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện ngắn
Sống chết mặc bay là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu (x) theo bảng:
(x)
Hình thức ngôn ngữ
Có 1 Không Ngôn ngữ tự sự
(x) Ngôn ngữ miêu tả
(x) Ngôn ngữ biểu cảm
(x) Ngôn ngữ người dẫn chuyện Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Ngôn ngữ đối thoại 2. Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, ta thấy tính cách của
nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật. – Tính cách của nhân vật quan phủ:
+ “Quan phụ mẫu” được mệnh danh là “cha mẹ dân” mà coi tính mạng của dân như cỏ rác với ý nghĩa “sống chết mặc bay”.
+ Tên “quan phụ mẫu” khá điển hình cho sự thối nát của chế độ quan trường thời Pháp thuộc.
– Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật được thể hiện rất điển hình ở một tên quan vô trách nhiệm, vô nhân đạo:
+ Có người khẽ nói: “dễ có khi đê vỡ”, quan quát “mặc kệ!”.
+ Có người nhà quê hốt hoảng chạy vào đình báo “đê vỡ mất rồi!”, “quan phụ mẫu” quát: “Vỡ đê rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!…”
+ Quan sai bọn lính đuổi người nhà quê ra khỏi đình, rồi vẫn thản nhiên đánh bài.
+ Quan vỗ tay xuống sập kêu to, tay xoè bài, miệng cười “Ồ! Thông tôm, chi chi nảy… Điếu, mày!”.
163
giaibai5s.com
Bài 26: Văn bản: Sống chết mặc bay – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 6 votes