Văn bản
| NHỮNG TRÒ LÔ HAY LÀ VAREN VÀ PHAN BỘI CH U
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bằng trí tưởng tượng, tác giả đã hư cấu ra câu chuyện Va-ren được cử sang Đông Dương thay Toàn quyền Méc-lanh đã gặp Phan Bội Châu ở Hoả Lò, Hà Nội.
Lúc này nhà cách mạng Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp bắt giam. Trước khi sang nhậm chức, Va-ren tuyên bố sẽ quan tâm đến vấn đề Phan Bội Châu. Thực chất đó là lời hứa dối trá nhằm vuốt ve trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. | Tác giả đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt, giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc của tên thực dân cáo già! Cuối cùng hắn tự vạch trần chân tướng là một kẻ phản bội, một tên cơ hội, hãnh tiến. Qua đó bộc lộ một thái độ khinh bỉ và bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù của nhà yêu nước Phan Bội Châu.
Bằng bút pháp vừa kể, vừa tả xen kẽ với những lời bình hóm hỉnh mà hết sức sâu cay, tác giả đã thể hiện một thái độ mỉa mai, giễu cợt, khinh bỉ tên Toàn quyền Va-ren, tác giả đã dùng nghệ thuật liệt kê đối chiếu để tạo ra sự đối lập cực độ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
+ Vừa kể, tác giả vừa xen vào những lời hóm hỉnh mà hết sức sâu cay.
+ Đặc biệt với ngòi bút tài tình, mang tính chiến đấu cao: – Đối với kẻ thù thì quyết liệt dứt khoát.
– Đối với nhà ái quốc Phan Bội Châu lại mềm mại, giàu âm điệu trữ tình. Tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập.
Nghệ thuật kể qua sự tưởng tượng phong phú, tác giả đã dựng lên cuộc hành trình của Va-ren và cuộc gặp gỡ của tên Toàn quyền để tiện này với nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu. Đây là một bút pháp, một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động, lí thú. GHI NHỚ:
Bài văn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã làm nổi bật ra giữa hành động của tên đê tiện phản bội Va-ren với lí tưởng của người anh hùng yêu nước chân chính Phan Bội Châu. Qua đó, chúng ta hiểu rõ tấm lòng của tác giả Nguyễn Ái Quốc: vừa căm thù bọn xâm lược vừa yêu nước thiết tha.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Theo em, đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay tưởng tượng
hư cấu? Căn cứ vào đâu để kết luận? * Đây là một truyện ngắn tưởng tượng hư cấu.
* Căn cứ để hư cấu là thực tế tên Va-ren có sang Đông Dương nhậm chức Toàn quyền (nhưng không có cuộc gặp gỡ Phan Bội Châu ở Hoả Lò, Hà Nội). 2. Đọc kĩ đoạn đầu tác phẩm từ “Do sức ép của công luận” đến
“Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù” và trả lời các câu hỏi sau: a. Va-ren hứa gì về vụ Phan Bội Châu?
Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu trước sự sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.
h. Thực chất của lời hứa đó là gì? Thực chất đó là lời hứa dối trá nhằm vuốt ve trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Bản chất Va-ren là tên thực dân xảo quyệt. Còn cụ Phan Bội Châu là người cách mạng bị cầm tù. Đó là hai kẻ thù của nhau. | Cụm từ “nửa chính thức hứa” và câu hỏi mang tính chất nghi ngờ của tác giả đã chứng minh điều đó. | Đây là đoạn văn vừa kể vừa tả làm nổi bật bản chất vấn đề. 3. Trong cảnh Va-ren đến Hà Nội để gặp Phan Bội Châu, hai nhân
vật này đã thể hiện một sự tương phản, đối lập đến cực độ. Hãy làm rõ nhận định đó bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a. Số lượng lời văn dành cho việc khắc hoạ tính cách của từng nhân vật có khác nhau thế nào? Thể hiện dụng ý nghệ thuật gì? | * Tác giả đã dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách của Va-ren:
– Va-ren thì huênh hoang, trang tráo, giơ tay phải bắt tay, còn tay trái thì nâng cái cùm to kềnh trên cổ Phan Bội Châu lên. Hắn khuyên Phan Bội Châu hãy “trung thành”, “cộng tác” “hợp lực” với nước Pháp. Hắn khuyên nhà cách mạng đừng nên xúi giục đồng bào ta nổi lên chống Pháp… Cuối cùng hắn trơ trẽn nói: “Ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu! Trước tôi là đảng viên Xã hội và giờ đây thì tôi làm Toàn quyền”.
* Trái lại, trong cuộc chạm trán ấy, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập: Phan Bội Châu “im lặng, dửng dưng, mỉm cười một cách kín đáo”. Qua đó bộc lộ một thái độ khinh bỉ và bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù của ông. | Đây là một bút pháp, một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động, lí thú. | b. Qua những lời lẽ có tính độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu, động cơ, tính cách và bản chất của tên Va-ren hiện lên như thế nào?
171
giaibai5s.com
Qua những lời lẽ có tính độc thoại của Va-ren trước Phan Bội Châu thể hiện động cơ, tính cách và bản chất của tên Va-ren rất đê tiện, xảo quyệt, dối trá, bẩn thỉu và là một tên phản bội lí tưởng, bạn bè…
c. Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả, em thấy gì về khí phách, tư thế của Phan Bội Châu trước Va-ren? | Qua sự im lặng của Phan Bội Châu và lời bình của tác giả đã thể hiện
Châu là người yêu nước vĩ đại, cụ coi thường lời vuốt ve dụ dỗ, bịp bợm của tên thực dân đê tiện này. 4. Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội
Châu chấm dứt ở câu “… chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” thì có được không? Nhưng ở đây đã thêm đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dũng An Nam và lời đoán thêm của tác giả thì giá trị của chuyện được nâng lên như thế nào?
*Ví thử tác phẩm chấm dứt ở câu “… chỉ là vì Phan Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu Phan Bội Châu” thì vẫn có thể được.
* Nhưng ở đây tác giả đã thêm đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dũng An Nam và lời đoán thêm của tác giả thì giá trị của truyện được nâng lên rất cao.
+ Ví dụ: “Sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù từng tiếng”, “đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi. Phan Bội Châu có mỉm cười… như cánh ruồi lướt qua vậy”. Đó là sự tiếp tục nâng tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù.
Trong đó ngầm ý bình luận “một tên cơ hội thì làm sao hiểu được tấm lòng son sắt của bậc anh hùng dám xả thân vì đất nước. 5. Giá trị của lời T.B (tái bút) là gì? Có gì thú vị trong sự phối hợp
giữa lời kết và lời tái bút * Lời tái bút lại là một hành động chống trả quyết liệt: nhổ vào mặt Va-ren.
Ngược lại lời tái bút, lời kết ở trên, thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng hình thức ứng xử im lặng, dửng dưng.
1 thế là với kẻ thù phải có nhiều cách tỏ thái độ. Chỉ im lặng, dửng dưng chưa đủ, còn phải nhổ vào mặt nó. .
* Cách dẫn chuyện như thế thật là hóm hỉnh, thật là thú vị, và quan trọng là làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề. 6. Sau những phân tích trên, em hãy nêu tính cách của hai nhân
vật Va-ren và Phan Bội Châu
* Tính cách của hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu đã được thể hiện rất đặc sắc:
172
giaibai5s.com
+ Tác giả đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt, giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn dụ dỗ mua chuộc của tên thực dân cáo già! Cuối cùng hắn tự vạch trần chân tướng là một kẻ phản bội, một tên cơ hội hãnh tiến: “Ông hãy nhìn tôi này, ông Phan Bội Châu! Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy mà giờ đây thì tôi làm Toàn quyền!…”
+ Trái lại, trong cuộc chạm trán ấy, Phan Bội Châu rất chủ động “im lặng dửng dưng”, “mỉm cười một cách khinh bỉ… Đặc biệt ở phần “tái bút”, tác giả cho biết một nhân chứng quả quyết rằng “Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren”.
| Một cái nhổ nước bọt khinh bỉ. Vị Toàn quyền “tôn kính” Va-ren đã bị hạ nhục.
III. LUYỆN TẬP 1. Trong truyện, thái độ của tác giả đối với Phan Bội Châu như thế
nào? Căn cứ vào đâu để biết điều đó?
* Trong truyện ta thấy thái độ của tác giả là cảm mến, trân trọng, đề cao Phan Bội Châu. Ví dụ thông qua một số chi tiết miêu tả rất độc đáo như:
+ “Sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng”.
+ “đôi ngọn râu người tù nhếch lên một chút rồi hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi”…
Đã nâng tính cách và thái độ rất quyết liệt của Phan Bội Châu lên trước kẻ thù. 2. Giải thích nghĩa cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề của tác phẩm
Tác giả xuất phát từ ý muốn vạch trần hành động lố lăng, bản chất xấu xa của Va-ren.
Bài 27: Văn bản: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
3 (60%) 1 vote