Văn bản:
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Những câu tục ngữ cho ta một sự nhìn nhận cần thiết trong cuộc sống và trong lao động sản xuất; một thể loại văn học dân gian được ví như kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Đó là tri thức dựa trên kinh nghiệm của nhân dân, tục ngữ là những câu ngắn gọn, súc tích, có vần điệu và có nhịp, kết cấu vững chắc cho nên dễ đọc, dễ nhớ.
Tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất và về con người, xã hội. Tục ngữ do nhân dân lao động sáng tác nên có tính tập thể. | Tám câu tục ngữ ở bài này giới thiệu về chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất. II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Nói đến tục ngữ, thường cần tìm hiểu các vấn đề .
– Về hình thức: Ngôn ngữ chọn lọc, ngắn gọn, kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu, cho nên dễ đọc, dễ nhớ.
– Về nội dung: Tục ngữ thường diễn đạt kinh nghiệm về cách nhìn của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. Có câu chỉ có nghĩa đen (nghĩa trực tiếp gắn với hiện tượng được phản ánh) nhưng có chiều câu có nghĩa bóng (nghĩa gián tiếp, biểu tượng).
– Về sử dụng: Thường được sử dụng vào mọi hoạt động trong đời sống để thực hành, ứng xử, làm cho lời nói thêm sinh động, sâu sắc. 2. Tám câu tục ngữ trong bài có thể chia làm hai nhóm
– Nhóm 1: Những câu nói về thiên nhiên (câu 1, 2, 3, 4)
– Nhóm 2: Những câu nói về lao động sản xuất (câu 5, 6, 7, 8) 3. Phân tích từng câu theo nghĩa của câu tục ngữ (1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối + Nghĩa của câu này là: – Vào dịp mùa hạ (tháng năm âm lịch) đêm thường ngắn, ngày thì lại dài.
– Ngược lại vào dịp mùa đông (tháng mười âm lịch) ngày thường ngắn, đêm thì lại dài. | + Người ta vận dụng kinh nghiệm mà câu tục ngữ nói lên để sắp xếp mọi công việc cần làm cho có kết quả tốt. Trong đó có việc giữ gìn sức khoẻ trong mùa hè, mùa đông cho phù hợp.
120
giaibaiss.com
+ Ngoài ra câu tục ngữ còn có ý nghĩa giúp ta có tri thức về sự biểu hiện L. và hoạt động của thiên nhiên, từ đó sử dụng thời gian cho tốt. | (2) Mau sao thì nắng, mắng sao thì mưa
+ Quan sát trên bầu trời nếu đêm trước có nhiều sao (do có ít mây che) thì ngày hôm sau sẽ nắng. Nếu bầu trời đêm trước ít sao (vì có nhiều mây) thì trời hôm sau có thể mưa..
+ Câu tục ngữ giúp con người dựa vào hiện tượng tự nhiên mà đoán thời tiết, để sắp xếp công việc.
(3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
Câu tục ngữ nêu hiện tượng khi nhìn lên bầu trời có mây sắc vàng như “mỡ gà” thì có thể sắp có bão. Ta có thể chủ động chống bão lụt.
(4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Từ kinh nghiệm quan sát, nhân dân tổng kết quy luật kiến bò nhiều vào tháng bảy là điềm báo sắp có lụt vì kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Khi kiến từ trong tổ kéo ra dài hàng đàn là sắp có mưa, lụt.
(5) Tấc đất tấc vàng
Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ (tấc: đơn vị cũ đo chiều dài, bằng 1/10 thước mộc). Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc thước. Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Nghĩa câu này: đất quý như vàng.
+ Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn:
– Để phê phán hiện tượng lãng phí đất.
– Để đề cao giá trị của đất. (6) Nhất canh trì, nhị canh niên, tam canh điện
trì: ao viên: vườn điền: ruộng
canh: canh tác Trong các nghề canh tác nông nghiệp được kể, đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).
| Câu tục ngữ này giúp con người biết đối tượng canh tác và khai thác tốt điều kiện, tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhiều hơn.
(7) Nhất nước, nhà phân, tam cần, tứ giống Cần, chuyên cần
+ Câu tục ngữ này khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố nước, phân, lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa của nhân dân ta.
+ Đây là kinh nghiệm của nhân dân được vận dụng trong quá trình trồng lúa, thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố và mối quan hệ của chúng.
giaibaiss.com
(8) Nhất thì nhì thục
thì: thời gian, thời vụ tục: thuần thục, nhuần nhuyễn Câu tục ngữ này khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai thác, chăm bón đối với nghề trồng trọt. 4. Tục ngữ có những đặc điểm về hình thức như ngắn gọn, thường
có nhịp điệu (nhất là vần lưng), các vế đối xứng nhau về hình thức và nội dung đồng thời có hình ảnh sinh động.
Ví dụ: “Tấc đất, tấc vàng”, “Nhất thì, nhì thục”. Hai câu tục ngữ có khối lượng chữ ít (nhưng lời ít ý nhiều), có vần lưng như “nhất thì, nhì thục”. Hai câu tục ngữ này còn có đặc điểm đối xứng nhau về hình thức và nội dung. Hình ảnh trong các câu tục ngữ trên làm cho câu tục ngữ sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc.
III. LUYỆN TẬP | Một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về hiện tượng mưa nắng, bão lụt
– Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. – Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa. – Én bay thấp, mưa ngập bờ. – Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
– Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
– Trăng quầng đại hạn, trăng tán thì mưa.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Các em tự sưu tầm những câu ca dao tục ngữ lưu hành trong địa phương mình)
Bài 18: Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
1.4 (27.74%) 62 votes