TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nhu cầu nghị luận
a. Trong đời sống ta thường gặp các vấn đề như Sách giáo khoa đã đặt ra. Ngoài ra, còn nhiều vấn đề khác cũng có thể đặt thêm những câu hỏi sau:
– Tại sao học phải đi đôi với hành? – Tại sao giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất: – Vì sao nói lao động là cái quý nhất trong cuộc sống?
– Tại sao nói thiên nhiên là bạn tốt của con người v.v.. b. Gặp các vấn đề như trên, không thể trả lời bằng các kiểu văn bản như tự sự, miêu tả, biểu cảm mà phải trả lời bằng lí lẽ, phải sử dụng khái niệm mới phù hợp.
122
giaibai5s.com
c. Hàng ngày ta thường gặp trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình những nhu cầu nghị luận như:
– Nêu gương sáng trong học tập và lao động. – Những sự kiện xảy ra có liên quan đến đời sống.
– Tình trạng vi phạm luật trong xây dựng, sử dụng đất, nhà vv… 2. Văn nghị luận
a. Đọc bài Chống nạn thất học của Hồ Chủ tịch, ta thấy bài viết nhằm mục đích nói với nhân dân về: “Một trong những công việc phải làm ngay trong lúc này là nâng cao dân trí…”.
Để thực hiện mục đích này, bài viết nêu ra những ý kiến được diễn đạt thành những luận điểm.
– Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình.
– Có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. b. Bài viết đã nêu lên những lí lẽ thuyết phục:
– Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám do thực dân Pháp gây nên.
– Điều kiện trước hết cần phải có là nhân dân phải biết đọc, biết viết mới thanh toán được nạn dốt, lạc hậu.
– Việc “chống nạn thất học” có thể thực hiện được vì nhân dân ta rất yêu nước và hiếu học.
c. Tác giả đã thực hiện mục đích của mình bằng bài văn nghị luận. Vấn đề này không thể thực hiện được bằng văn kể chuyện, miêu tả. Vì những kiểu văn bản này không thể diễn tả được mục đích của người viết. II. LUYỆN TẬP 1. Bài văn Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
a. Đây là bài văn nghị luận. Ngay nhan đề của bài đã có tính chất nghị luận.
b. Tác giả đề xuất ý kiến tạo nên thói quen tốt như dậy sớm, luôn đúng hẹn, luôn đọc sách… bỏ các thói quen xấu như hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi…”. Lí lẽ tác giả đưa ra rất thuyết phục: thói quen xấu dễ nhiễm, tạo thói quen tốt rất khó. Nhưng mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem xét lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Bài văn nghị luận phải giải quyết vấn đề rất thực tế. Cho nên mọi người rất tán thành. 2. Bố cục bài văn có ba phần
Mở bài: Tác giả nêu thói quen tốt và xấu, nói qua vài nét về thói quen tốt. Thân bài: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại bỏ.
Kết bài: Nghị luận về tạo thói quen tốt rất khó, nhiễm thói xấu thì dễ, cần làm gì để tạo nếp sống đẹp, văn minh.
giaibai5s.com
3. Các em tự sưu tầm đoạn văn nghị luận và học tập cách viết, cách
lập luận. 4. Bài văn Hai biển hồ là kể chuyện để nghị luận. Hai cái hồ có ý | nghĩa tượng trưng, từ đó mà nghĩ đến hai cách sống của con người.
Bài 18: Tìm hiểu chung về văn nghị luận – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 4 votes