Câu 7. Bảng thống kê các văn bản nước ngoài đã học ở lớp 8:

Tựa đề Tác giả Nước Thế kỉ Thể loại Nội dung chủ yếu và đặc sắc nghệ thuật
Cô bé bán diêm (trích) An-đéc-xen Đan Mạch XIX Truyện ngắn Văn bản gợi cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. Nghệ thuật kể chuyện rất hấp dẫn vì xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
Đánh nhau với cối xay gió (trích) Xéc-van-tét Tây Ban Nha XVI Tiểu thuyết Tác giả đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới do sự tương phản giữa tính cách của hai con người Đôn Ki-hô-tê và Pan-xa.
Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên) Ai-ma-tốp Liên xô (cũ) XX Tiểu thuyết Văn bản truyền cho chúng ta tình yêu thương quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt về cây phong gắn kiền với người học trò nhỏ của mình. Nghệ thuật miêu tả hết sức sinh động.
Chiếc lá cuối cùng Hen-ri XX Truyện ngắn Truyện được O. Hen-ri xây dựng có tình tiết hấp dẫn làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Nghệ thuật sắp xếp các tình tiết khéo léo, hấp dẫn, kết cấu đảo ngược hai lần gây hứng thú cho người đọc.
Đi bộ ngao du (trích) Ê-min hay về giáo dục) Ru-xô Pháp XVIII Văn nghị luận Bài viết lập luận chặt chẽ có sứ thuyết phục cao. Nghệ thuật diễn tả sinh động do tác giả có cuộc sống từng trải. bài văn cho thấy Rút-xô rất giản dị, quý trọng tự do và rất yêu thiên nhiên.
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang) Mô-lie Pháp XVII Kịch nói Tác giả khắc họa rất tài tình và sinh động tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Đây là lớp kịch xây dựng hết sức sinh động.

Câu 8. Chủ đề ba văn bản nghệ thuật nhật dụng đã học ở lớp 8:

– Thông tin về ngày trái đất năm 2000 nói về vấn đề bảo vệ môi trường.

– Ôn dịch, thuốc lá nêu thông điệp chống nạn nghiện thuốc lá, ma túy.

– Bài toán dân số nêu vấn đề hạn chế gia tăng dân số.

   Phương pháp biểu đạt chủ yếu của các văn bản nhật dụng là đều có sự kết hợp giữa các phương thức (giải thích, chứng minh).

   Hai văn bản trước đều là văn bản thuyết minh nhưng có nhiều yếu tố lập luận. Ở phần cuối còn có cả yếu tố biểu cảm.

   Bài toán dân số là một văn bản nghị luận song đã khéo léo kết hợp với phương thức tự sự và thuyết minh, do đó tạo được không khí nhẹ nhàng và tăng thêm tính thuyết phục cho luận điểm chính: cần phải hạn chế tăng dân số.

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 34. Tổng kết phần văn (tiếp theo)
Đánh giá bài viết