I. ĐỌC HIỂU ( (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đến 15 – 4 – 1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên.

(2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhat hai bức ảnh minh hoạ có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên”. Còi bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông thường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay, Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”.

(3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khi năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu”.

(Tương Quan, Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ, H 2004, tr. 72 – 73)

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? 

Câu 2 Văn bản có 03 đoạn, hãy nêu nội dung của từng đoạn. 

Câu 3 Anh/ Chị hiểu như thế nào về “sức mạnh của con người” trong dòng chữ chú thích dưới bức ảnh thứ hai? 

Câu 4 Theo anh/ chị, thông điệp sâu sắc nhất của văn bản trên là gì?

II. LÀM VĂN  (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu” (Mahatma Gandhi).

Bàn luận về ý kiến trên trong 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ). Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích ý nghĩa của ba câu hỏi xuất hiện ở ba khổ thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận. 

Câu 2. Nội dung của từng đoạn: 

– Đoạn (1) kể về vụ đắm tàu Titanic.

– Đoạn (2) kể về hai bức ảnh minh hoạ cùng lời chú thích được đăng trên tờ báo xuất bản ở Anh sau vụ đắm tàu.

– Đoạn (3) bình luận về sức mạnh, sự vĩ đại của con người thông qua sự việc nêu trên.

Câu 3 “Sức mạnh của con người” trong dòng chữ chú thích dưới bức ảnh thứ hai có thể hiểu là sức mạnh của lòng vị tha, tình yêu thương, của sự vượt thắng bản năng để nhường cơ hội sống cho người khác.

Câu 4 HS có thể nếu một trong những thông điệp sau:

– Tiến bộ khoa học giúp con người chinh phục thiên nhiên nhưng không thể chế ngự được nó; sức mạnh của con người không là gì trước sức mạnh của tự nhiên.

– Thiên nhiên có thể phá huỷ những công trình vĩ đại con người làm ra nhưng không thể huỷ diệt được sức mạnh tinh thần, sức mạnh tình yêu nơi con người.

II. LÀM VĂN

Câu 1 HS cần nêu rõ quan điểm của mình về ý kiến: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu”; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đoạn văn đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ), có thể theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng – phân – hợp…; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Sau đây là một vài gợi ý:

– Giải thích: “tình yêu” – lòng vị tha, sự hi sinh bản thân, tình yêu thương của con người với đồng loại, với thiên nhiên, môi trường xung quanh – chính là sức mạnh vĩ đại nhất mà loài người có trong tay.

– Nêu ý kiến đồng tình với câu nói của Mahatma Gandhi. – Phân tích, chứng minh:

+ Tình yêu là một giá trị tinh thần vô giá, có thể mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, tạo động lực và sức mạnh giúp con người vượt qua những thử thách để chiến thắng cái ác, cái xấu.

+ Con người dù có vĩ đại đến đâu cũng trở nên nhỏ bé, yếu đuối, bất lực trước sự cuồng nộ của thiên nhiên, sức mạnh hủy diệt của bom hạt nhân… Chỉ có tình yêu mới khiến cho loài người biết sống thân thiện với môi trường và xích lại gần nhau, nắm tay nhau để cùng tạo dựng nên những giá trị trường tồn, bất tử.

– Bàn luận:

+ Vì tình yêu là sức mạnh vĩ đại nhất nhân loại có trong tay nên mỗi người cần phải biết chia sẻ, có lòng vị tha, mọi người cần biết chung tay ngăn chặn và đẩy lùi chiến tranh, xung đột sắc tộc, dịch bệnh; bảo vệ môi trường sống..

+ “Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất” (Thư của Albert Einstein gửi con gái và một nguồn sức mạnh vô hình, dẫn theo http://www.chungta.com).

Câu 2 Đề bài yêu cầu nêu ý nghĩa của ba câu hỏi ở ba khổ thơ của bài Đây thôn Vĩ Dạ. Vì thế, HS cần đặt các câu hỏi vào ngữ cảnh của nó để phân tích, nắm đặc điểm và ý nghĩa của ba câu hỏi đối với âm điệu của bài thơ và mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Qua đó, HS khái quát được giá trị nhân văn của thi phẩm và vẻ đẹp của thơ Hàn Mặc Tử.

Trước tiên HS cần giới thiệu khái quát về thi phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo, cấu tứ của bài thơ, sau đó mới đi vào phân tích ý nghĩa ba câu hỏi ở ba khổ thơ. Cụ thể:

a) Đặc điểm hình thức:

Ba câu hỏi được đặt đều đặn ở cả ba khổ thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó C5 chở trăng về kịp tối nay?; Ai biết tình ai có đậm đà”. Đây không phải là những câu hỏi vấn – đáp mà là sự tự phân thân của nhân vật trữ tình để bộc lộ cảm xúc.

b) Ý nghĩa

– Đối với âm điệu bài thơ: Ba cau hoi xuyên suốt ba khổ thơ làm nên âm điệu chủ đạo của thi phẩm: da diết, khắc khoải.

– Đối với mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình:

+ Câu hỏi mở đầu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? chứa chan cảm xúc nhưng lại rất kín đáo và giàu sắc thái biểu cảm: vừa là một lời hỏi han, một lời nhắc nhớ, một lời mời mọc, lại vừa như một lời trách móc vang lên trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình. Đây không chỉ là lời của người thôn Vĩ mà còn là lời tự nhủ đầy xót xa, khắc khoai cua nhà thơ với lòng mình (thể hiện qua hai từ không về). Nhà thơ hội để có một điểm tựa cảm xúc, một cái cớ để tâm tường thì nhận được trở về với thôn Vì. Ca khô 1 mở ra một bức tranh thôn Vì trong trẻo, thánh thiện mà quen thuộc, gần gũi.

+ Câu hỏi thứ hai: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay? đặt câu thơ vào ngữ cảnh của đoạn thơ và hoàn cảnh sáng tác, tâm thế sáng tạo của thi nhân, ta nhận thấy bi kịch tâm hồn, thân phận được thể hiện qua từ “kịp”. Câu hỏi làm toát lên niềm hi vọng đầy khắc khoải trong tâm trạng thi nhân.

+ Câu hỏi thứ ba: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà? đặt câu thơ vào mạch cảm xúc của toàn bài, câu thơ vừa là lời ướm hỏi, lại vừa mang sắc thái hoài nghi. Đại từ phiếm chỉ “ai” thứ nhất là chủ thể trù tình, đại từ phiếm chỉ “ai” thứ hai có thể là ai? Là “khách đường xa” hay tình người trong cõi trần ai này? Dấu hiểu theo cách nào, câu thơ của Hàn Mặc Tử vẫn thấm thía một niềm mong ngóng vừa ló rạng đã vội hoá thành một mối hoài nghi (Chu Văn Sơn). Đó là mối hoài nghi của một trái tim khao khát yêu thương, gắn bó với cuộc sống nhưng luôn ý thức được bi kịch của đời mình.

c) Đánh giá, khái quát

Sự nối tiếp của các câu hỏi cũng là mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình làm nên kết cấu chặt chẽ của thi phân: từ ao ước, đắm say đến hi vọng, phấp phỏng rồi mơ tưởng, hoài nghi. Đó là những cung bậc khác nhau của một mối u hoài. Song vượt lên trên những hoài nghi, mặc cảm chia lìa, người đọc vẫn thấy một tấm lòng tha thiết với cuộc đời, một tâm hồn trong trẻo, một trái tim khao khát yêu thương. Điều này làm nên giá trị nhân văn sâu sắc và vẻ đẹp của bài thơ.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 20
Đánh giá bài viết