I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cô đơn kéo dài có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khoẻ như rối loạn lo lắng, trầm cảm và lạm dụng thuốc. Đó cũng là yếu tố có nguy cơ gây ung thư và các bệnh tim mạch. Từ lâu mọi người biết rằng những người tách biệt với xã hội có hệ miễn dịch kém hơn so với những người thường xuyên giao tiếp trong xãng vài năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cơ chế sinh học lí giải mối liên hệ giữa cảm giác cô đơn và sức khoẻ kém. Nhóm người này có mức hormone gây căng thẳng tăng. Dường như những hormone này biến đổi cấu trúc gen trong các tế bào của hệ miễn dịch, cơ quan có chức năng giúp cơ thể chống viêm nhiên. Điều thú vị là những giao tiếp trực tiếp với người khác có thể giúp giải phóng hormone oxytocin, loại hormone giúp cơ thể có khả năng kháng viêm.

Các nhà nghiên cứu Mĩ cho rằng tác động tiêu cực của sự cô đơn đối với sức khỏe con người tương đương với việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày hoặc nghiện rượu. Tác hại này cao hơn so với hiện tượng không tập thể dục hoặc béo phì. Các nhà nghiên cứu nhận thấy các mối quan hệ xã hội như bạn bè, gia đình, hàng xóm và đồng nghiệp giúp cải thiện sức khỏe khoảng 50%. Chúng ta cần nhớ rằng sự cô đơn không hoàn toàn giống cảm giác ở một mình. Vào thập kỉ 70 của thế kỉ trước, nhà tâm lí học Robert Weiss đã nêu ra định nghĩa về sự cô đơn: đó là tình trạng tâm thần lo âu do con người cảm thấy xa lạ hoặc bị người thân xa lánh, thiếu thốn những cảm xúc thân mật trong các mối quan hệ và các hoạt động chung với người khác.

(Hoàng Nhật, dẫn theo Internet) 

Câu 1 Mục đích chính của tác giả đoạn trích là gì?

Câu 2 Qua đoạn trích, anh/ chị hiểu thế nào là trạng thái cô đơn?

Câu 3 Theo anh/ chị, những thông tin nào về tác hại của trạng thái cô đơn trong đoạn trích khiến cho người đọc phải giật mình”? Câu 4 Giả sử anh chị có người bạn thường xuyên rơi vào trạng thái cô đơn, anh/ chị sẽ khuyên người bạn đó những gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Trạng thái cô đơn có phải luôn mang đến những tác hại như đã nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu? Trình bày một quan niệm khác của anh/ chị trong 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ). 

Câu 2 (5,0 điểm)

Tình huống truyện đặc sắc của tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân).

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I.ĐỌC HIỂU 

Câu 1 Mục đích của tác giả đoạn trích là cảnh báo về tác động tiêu cực của trạng thái cô đơn đối với sức khỏe con người.

Câu 2 Trạng thái cô đơn là trạng thái con người luôn có cảm giác lo âu; cảm thấy xa lạ hoặc bị xa lánh, thiếu thốn cảm xúc thân mật trong các mối quan hệ và các hoạt động chung với người khác.

Câu 3 Có thể trích nguyên văn hoặc tóm tắt các tác hại của trạng thái cô đơn mà đoạn trích đã chỉ ra: cô đơn kéo dài có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khoẻ như rối loạn lo lắng, trầm cảm và lạm dụng thuốc, cũng là yếu tố có nguy cơ gây ung thư và các bệnh tim mạch, tác động tiêu cực của trạng thái cô đơn đối với sức khỏe con người tương đương với việc hút 15 điếu thuốc lá mọi ngày hoặc nghiện rượu, cao hơn hiện tượng không tập thể dục hoặc béo phì.

Câu 4 HS có thể đưa ra hai lời khuyên trong số những gợi ý sau

– Nên hòa nhập với cuộc sống bên ngoài;

– Nỗ lực vượt lên trên trạng thái cô đơn của bản thân bằng ý chí, nghị lực và niềm tin vào cuộc đời;

– Mở rộng lòng mình để giãi bày, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với những người xung quanh…

II. LÀM VĂN 

Câu 1 – HS cần nêu một quan niệm khác của mình về trạng thái cô đơn và tác động, ảnh hưởng của nó đối với con người. Quan niệm đó có thể không hoàn toàn giống hoặc có thể trái ngược hoàn toàn với quan niệm đã trình bày trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu. Dù quan niệm thế nào thì HS cũng phải nêu rõ ý kiến của mình; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đoạn văn đam bao dung lượng (khoảng 200 chữ), có thể trình bày theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tông – phân – hợp…; đảm bảo quy tắc chính tả. dùng từ, đặt câu.

– Sau đây là một định hướng để HS tham khảo: Không hoàn toàn đồng tình với ý kiến cô đơn luôn mang đến những tác hại cho con người.

+ Cô đơn có những tác hại nhất định, tuy nhiên trạng thái này đôi khi lại thúc đẩy sự sáng tạo bởi khi một mình, con người có thời gian và điều kiện để suy nghĩ về mọi vấn đề một cách sâu sắc, thấu đáo.

+ Trạng thái cô đơn thực sự có khi lại là dấu hiệu của chiều sâu nội tâm. Cô đơn không hẳn luôn là điều tồi tệ (chẳng hạn như cảm giác cô đơn của các nghệ sĩ lớn: Xuân Diệu, Goethe,…). Goethe từng nói: “Không ai từng hiểu tối đúng nghĩa, tôi chưa từng được ai thấu hiểu hoàn toàn và không ai hiểu được một ai khác”.

Câu 2 Xem gợi ý ở Phần một, tr. 42, 43, 44.

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 19
Đánh giá bài viết