I. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

a) Tìm hiểu đề

– Yêu cầu của đề: Bày tỏ ý kiến đối với việc làm của Nguyễn Hữu An, người đã vì tình thương mà “dành hết chiếc bánh thời gian” chăm sóc cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối. Cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.

– Bài viết cần có những ý chính và sắp xếp như sau:

+ Câu chuyện về Nguyễn Hữu Ân và cách sử dụng thời gian hợp lí, tích cực, đáng khâm phục.

+Thế hệ trẻ hiện tại có không ít tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

+ Phê phán hiện tượng tiêu cực trong lối sống lãng phí thời gian của một số thanh niên.

+ Đưa ra một số giải pháp để sử dụng thời gian hiệu quả, tránh việc sử dụng thời gian tiêu cực

+ Bản thân anh chị chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thời gian hợp lí, hiệu quả.

– Yêu cầu về dẫn chứng: “Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân” – báo điện tử . Dantri.com.vn; Tăng Văn Bình thủ khoa,…

– Yêu cầu về thao tác nghị luận: giải thích, lập luận phân tích, lập luận chứng minh, lập luận so sánh, bình luận,…

b) Lập dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.

– Thân bài:

+ Luận điểm 1: Nêu hiện tượng Nguyễn Hữu An, tóm tắt câu chuyện về Ân – đã ” dành hết thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Ý nghĩa: Thể hiện hành động có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, ca ngợi nghị lực vượt khó vươn lên, tấm lòng tương thân tương ái của thanh niên: phong trào “hiến máu nhân đạo”, “tiếp sức mùa thi” của học sinh, sinh viên,…

+ Luận điểm 2: Phê phán một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống của thanh niên, học sinh: việc “nghiện” in-tơ-nét, truyện tranh,…

+ Luận điểm 3: Đưa ra một số giải pháp để sử dụng thời gian hiệu quả, tránh việc sử dụng thời gian tiêu cực. Nêu phương hướng, suy nghĩ trước hiện tượng đời sống;

– Kết bài: Cần có lối sống tích cực, nghị lực vượt khó vươn lên, tinh thần tương thân tương ái.

2. Sau khi thảo luận học sinh hiểu được

– Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn tích cực đối với thanh niên, học sinh.

– Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (Học sinh tham khảo phần Ghi nhớ, SGK trang 67)

II. LUYỆN TẬP

1. Đọc đoạn văn rối trả lời các câu hỏi ở dưới. 

a) Phê phán lối sống ỷ lại, thu đông, lãng phí thời gian. Hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam sang nước ngoài học tập dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng diễn ra trong những năm đầu thế kỉ XX. 

   Tiếc thay ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn. Một số lượng không nhỏ thanh niên, học sinh đi du học quá mải mê kiếm tiền, chơi bời, ít chú tâm vào học tập, tiếp thu khoa học công nghệ.

b) Thao tác lập luận: So sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.

– Nếu dẫn chứng cụ thể:

+ Từ đầu đến “… vừa học hỏi vừa lao động”: Kết hợp thao tác phân tích và so sánh, làm rõ lối sống ở lại của thanh niên Việt Nam trong mối tương quan với thanh niên Trung Quốc. 

+Từ “Kiên trì… thương nghiệp thế giới”: Sử dụng thao tác phân tích và bình luận nhằm đánh giá cao mục đích, hành động và sự nỗ lực phấn đấu của thanh niên Trung Quốc.

+ Từ “Ở Đông Dương… tuổi trẻ mà thôi”: Thao tác phân tích và bác bỏ, nhằm phê phán lối sống ỷ lại, thụ động của thanh niên Việt Nam.

+ Từ “Hỡi Đông Dương… hồi sinh”: Thao tác bình luận, thể hiện suy nghĩ, thái độ phê phán của tác giả đối với lối sống đó của thanh niên Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

c) Nghệ thuật diễn đạt của văn bản: Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi (“Thế thì thanh niên của ta đang làm gì?”), câu cảm thán (trực tiếp bày tỏ nỗi lo âu chính đáng: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.)

a) Rút ra bài học cho bản thân:

– Xác định lí tưởng, cách sống, mục đích, thái độ học tập đúng đắn.

– Dù học tập ở bất kì đâu cũng nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện tốt.

2. Anh (chị) suy nghĩ về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

Gợi ý dàn bài

– Nêu hiện tượng: nhiều bạn trẻ “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét đang là một hiện tượng tiêu cực và phổ biến.

– Phân tích các mặt của hiện tượng.

+ Bản thân ka-ra-ô-kế và in-tơ-nét không có gì là xấu, là hại. Đó là những thành tựu khoa học công nghệ phục vụ cho đời sống con người. In-tơ-nét là con đường thông tin nhanh chóng và phong phú, là công cụ giao tiếp tuyệt vời. Ka-ra-ô-kê là một loại hình giải trí giúp con người thư giãn. Thích những loại hình này là bình thường, là đương nhiên.

+ Nhưng thích đến mức trở thành “nghiện” mới là điều đáng nói. “Nghiện” dẫn đến phải tiêu tốn tiền bạc, thời gian và sức khỏe… “Nghiện” đến mức trốn học để chơi, nhịn tiền ăn sáng để chơi, lấy cắp tiền của gia đình và bạn bè để chơi, thậm chí đi ăn cướp, trộm cắp để có tiền tiêu xài cho những thú vui này, từ đó dẫn đến những tệ nạn xã hội khác. Hậu quả: bỏ học, hư hỏng, phạm tội,…

– Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng.

+ Bản thân khoa học công nghệ luôn có sức hấp dẫn, người kinh doanh loại hình này thường kèm theo chứa chấp, dung túng những trò giải trí thiếu lành mạnh.

+ Những bạn trẻ sống không có lí tưởng, không có mục đích, ngại khổ, lười học, lại thiếu sự quan tâm của gia đình dễ bị cuốn hút vào những nơi ấy.

– Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng.

+ “Nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét là một thói xấu, dẫn đến những tai họa khôn lường nên cần phải tránh xa.

+ Người lớn cần có những biện pháp cần thiết để hạn chế con trẻ ở lĩnh vực này.

+ Nêu những tấm gương học tập tốt, biết sử dụng những hoạt động đó vào việc có ích, phù hợp.

– Rút ra bài học cho bản thân.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 4: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đánh giá bài viết