I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả Xtê-phan Xvai-gơ

– Xte-phan Xvai-gơ (1881 – 1942). Là nhà văn Áo gốc Do Thái.

– Năm 1901: Khởi đầu sự nghiệp văn học bằng tập thơ Những sợi dây đàn bằng bạc. Ông từng đi du lịch nhiều nơi, giao du rộng rãi, gia nhập nhóm nhà văn tiến bộ đấu tranh chống chiến tranh. Sau đó trở về quê hương. Năm 1941 đến Mĩ, cho ra mắt tập hồi kí Thế giới ngày hôm qua, rồi cùng vợ sang Bra-xin. Ngoài làm thơ, ông còn viết kịch, sáng : tác truyện ngắn và đặc biệt nổi tiếng khi viết chân dung các nhà văn như: Đô-xtôi–ép–xki, Ban-dắc, Đích-ken, L.Tôn-xtôi, Xtăng-đan,…

2. Tác giả Đô-xtôi–ép–xki (1821 – 1881)

– Các tác phẩm lừng danh: Thằng ngốc, Anh em nhà Ka-ra-ma-dốp. Tội ác và trưng phạt càng ngày càng được tìm đọc và nghiên cứu. “

– Tên tuổi của ông ngang hàng với L. Tôn-xtôi và Tuốc-ghe-nhép.

– Nhưng số phận của ông thật nghiệt ngã: bị bệnh động kinh, bị tù đày, từng đứng trước án tử hình rồi lại được giảm án. 52 tuổi mới được tự do. Đó là một thiên tài đau khô, một thiên tài đầy mâu thuẫn, phức tạp, ít nhiều những điều đó được thể hiện một cách độc đáo trong chân dung văn học của nhà văn Áo gốc Do Thái X, Xvai-gơ.

3. Tác phẩm

Thể loại:

– Tiểu luận thuộc loại Chân dung văn học.

– Tác giả xen kẽ những điều có thật về cuộc đời nhà văn với những đánh giá suy nghĩ của mình.

– Tác giả không ngại bộc lộ cảm xúc của mình khi viết bài tiểu luận mang đậm cảm xúc của tác giả trong chân dung Đô-xtôi–ép–xki.

Chân dung văn học là gì?

– Chân dung văn học là một hình thức đứng giữa ba thể loại: Tiểu sử – tiểu thuyết – phê bình văn học.

Điểm giống và khác nhau giữa chân dung văn học và ba thể loại trên?

– Điểm giống: Cùng dựng lên cuộc đời và chân dung tinh thần của một nhà văn, một danh nhân văn hoá.

– Điểm khác:

+ Truyện tiểu sử, truyện danh nhân kể việc là chủ yếu, ít hư cấu, sáng tạo mà tôn trọng sự thật, đời thật của danh nhân.

+ Chân dung văn học gia tăng phần hư cấu, sáng tạo của người viết, không kể toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân mà chọn lọc, rút tỉa chỉ chọn những đoạn đời, những chi tiết điển hình có tác dụng làm nổi bật tính cách. Cùng với nó là đưa vào các ý kiến phân tích, bình luận tác phẩm của danh nhân, sự pha trộn giữa lịch sử, xã hội và đời tư của nhà văn.

II. HƯỚNG DẪN HỌC THÊM

1. Đô-xtôi–ép–xki là một con người có những nét đặc biệt về tính cách và số phận.

– Hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của Đô-xtôi–ép–xki.

+ Thời điểm thứ nhất: Kiếp sống của một kẻ lưu vong với những chi tiết sống động về cảnh ngộ bần cùng (tờ séc cuối cùng, hiệu cầm đồ, phòng làm việc, cơn động kinh, tiền nợ). Thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất.

+ Thời điểm thứ hai: Trở về Tổ quốc “một giây hạnh phúc tuyệt đỉnh” những giờ phút “xuất thần”, niềm hứng khởi trước đám đông cuồng nhiệt. Sau đó là cái chết khi “sứ mệnh đã hoàn thành”, trong tình cảm anh em của tất cả các giai cấp và tất cả các đẳng cấp của nước Nga”.

– Những mâu thuẫn trong thiên tài Đô-xtôi-ép-xki

+ Những tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của con bệnh động kinh, con người mang trái tim vĩ đại “chị đập vì nước Nga” phải tìm đến những cơ hội “thấp hèn”, bị giày vò vì hoàn cảnh “chịu đựng hàng thể ki dằn vặt”.

+ Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và cũng tự đốt cháy trong lao động – đó chính là sức hấp dẫn ở tính cách và số phận đầy ngang trái của của Đô-xtôi–ép–xki.

→ Vinh quang tột đỉnh của Đô-xtôi–ép–xki cũng vẫn gắn với đau khổ. Người bị lưu đày biệt xứ “đau khổ một mình trở thành “sứ giả của xứ sở mình”, con người đầy mâu thuẫn và cô đơn mang lại cho đất nước “một sự hoà giải.

2. Hiệu quả của lối cấu trúc tương phản ở nhiều cấp độ.

– Trong nội bộ một câu, hoặc giữa hai vế, giữa hai từ ngữ. Ví dụ: Nước Nga tiếng gọi vĩnh của chia niềm tuyệt vọng của ông…, Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khô của ông.

– Trong từng đoạn. Ví dụ: Hai hệ thống hình ảnh trái ngược ở đoạn từ “Suốt đêm… tinh thần của chúng ta”. Ở đây có sự đối lập: Sự dằn vặt của cuộc sống hằng ngày mâu thuẫn với những tác phẩm đồ sộ, thế giới tinh thần.

– Sự đối lập hình ảnh – nét bút pháp.quán xuyến trong áng văn này – đó là sự đối lập giữa những chi tiết hèn mọn về đời thường với những hình ảnh cao cả khác thường của khát khao sáng tạo của thiên tài.

3. Biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.

– Về so sánh: “tác phân… là rượu ngọt”, “đếm các ngày như trước đây đếm cái cọc của trại giam”, “trở về như một ke hành khất”, “lời như sấm sét”.

Về ẩn dụ: “qua đã được cứu thoát, vo khô rụng xuống”, “thành phố ngàn tháp chuông” .

→Những hình ảnh so sánh và ẩn dụ có hệ thống ở đây đều thuộc lĩnh vực tôn giáo, hoặc những lực lượng siêu nhiên. Mục đích muốn nâng Đô-xtôi–ép–xki lên thành hình ảnh vị thánh, một con người siêu phàm. Biện pháp tô đậm chân dung văn học: gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn. Thiên tài bị đè nén bởi số phận, nhưng cũng có thể tác động trở lại xã hội. Có thể nói chỉ bằng vài chi tiết rất đắt, bằng những phân tích bình luận thông minh, sắc sảo và súc tích, tác giả đã làm nổi bật chân dung của nhà văn Nga vĩ đại.

4. Một tác giả luôn gắn Đô-xtôi–ép–xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương có tác dụng trong việc làm nổi bật vai trò nhà văn.

   Một nhà văn vĩ đại không thể chỉ là một cá nhân riêng lẻ, mà cuộc đời, số phận và sự nghiệp sáng tác của họ phải được đặt trong mối quan hệ gắn bó, khăng khít với chính dân tộc, đất nước của họ. Nhà văn đó phải bằng sức mạnh tư tưởng của các tác phẩm của mình thuyết phục, thu hút, gắn kết các tâm hồn, các tầng lớp, giai cấp, tạo nên một tiếng nói đồng vọng chung nhất trong lòng người tiếp nhận. Một nhà văn vĩ đại là phải vĩ đại ngay từ những tác phẩm của mình, từ tấm lòng yêu thương con người và Tổ quốc, có lí tưởng và phấn đấu, hi sinh cho lí tưởng đó.

   Từ những điều trên, có thể hiểu được việc Xvai-gơ luôn gắn Đô-xtôi–ép–xki với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương nhằm dụng ý khẳng định sự vĩ đại của nhà văn chẳng những đối với lịch sử văn học mà còn với cả lịch sử xã hội của đất nước. Nhà văn đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cả lịch sử dân tộc.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 4: Đọc thêm: Đô-xtôi–ép–xki (trích) – X. Xvai-Gơ
Đánh giá bài viết