I. PHÉP LẶP CÚ PHÁP

1. a) Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp:

– Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là…”

– Hai câu bắt đầu từ “Dân ta…”

– Kết cấu lặp ở 2 câu trước là “Sự thật là… dân ta đã.., chứ không phải…”: Thành phần phụ c – V – chứ không phải – Vy. Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau. Kết cấu lặp ở 2 câu sau là: C – V – B – Tr. Trong đó C: Dân ta; V: đánh đổ; B: các xiềng xích…; Tr: chỉ mục đích (bắt đầu bằng quan hệ từ “để”, “mà”).

– Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn thích hợp với việc khẳng định nền độc lập của dân tộc. 

b) Đoạn thơ có dùng phép lặp cú pháp giữa 2 câu thơ đầu và 3 câu thơ sau. Tác dụng là khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên đất nước.

c) Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ vừa lặp cú pháp. Lặp cú pháp giữa câu 2 và câu 3, giữa câu 4 và câu 5, giữa câu 6 và câu 7, giữa câu 8 và câu 9. Tác dụng là biểu lộ tâm trạng sảng khoái, sung sướng của nhà thơ khi hồi tưởng về quê hương. Những hình ảnh về quê hương cứ dồn dập, liên tiếp hiện về.

2. a) Ở câu tục ngữ phép lập cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai vế bằng nhau.

b) Ở câu đối, phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi ở mức độ chặt chẽ cao: Số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa phép lặp còn phối hợp với phép đối (đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại “loại cây: ấu >< đại, về nghĩa: trong mỗi vể còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng ấu = non, trái nghĩa với già, đại = lớn trái nghĩa với be).

c) Ở thơ Đường luật cũng đòi hỏi ở mức độ chặt chẽ cao. Kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa đặc biệt là giữa 2 cầu thực và 2 câu luận của bài thơ thất ngôn bát cú.

d) Ở văn biền ngẫu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều này thường tồn tại trong một cặp câu (có thể dài, không cố định về số tiếng).

3. Ba câu văn (hoặc thơ) trong các văn bản ở Ngữ văn 12, tập một có dùng phép lặp cú pháp.

        Con nhớ anh con, người anh du kích

        Con nhớ en con, thăng en liên lạc.

                                    (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

   Phép lặp cú pháp góp phần thể hiện nỗi nhớ da diết về Tây Bắc của chủ thể trữ tình. Nỗi nhớ ấy như tràn ra bất tận.

        Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng

        Con cởi áo liệu thân cho bố.

                                    (Dọn về làng – Nông Quốc Chấn)

   Phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kế góp phần thể hiện sâu sắc nỗi đau, nỗi bất hạnh của gia đình nhân vật trữ tình dưới sự xâm lăng, giày xéo của thực dân Pháp.

II. PHÉP LIỆT KÊ

a) Các câu trong đoạn văn trích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có dùng phép lặp cú pháp theo sơ đồ:

– Phương tiện+ thì + ta cho.

– Cấp bậc + thì + ta cho.

– Hoàn cảnh + thì+ ta cho.

– Phép lặp cú pháp cộng với phép liệt kê có tác dụng nhấn mạnh sự chu cấp đối đãi đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ của mình trong hoàn cảnh chiến trường.

b) Đoạn văn trong Tuyên ngôn Độc lập có cấu tạo các cấu giống nhau theo mô hình C – V – B, lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê nhằm vạch tội ác của bọn thực dân.

III. PHÉP CHÊM XEN

1. Tất cả phần in đậm trong các cầu thuộc a, b, c, d đều ở giữa hoặc cuối câu. – Khi viết, chúng được tách ra bằng dấu ngoặc đơn hoặc dấu phẩy.

– Chúng có tác dụng giải thích, ghi chú cho từ ngữ đi trước. Chúng bổ sung thêm sắc thái tình cảm.

– Bộ phận chêm xen có vai trò trong nghĩa tình thái. Việt Bắc – bài thơ tiêu đề của toàn bộ tập thơ là khúc tráng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đồng thời bài thơ thể hiện ân tình thuỷ chung giữa miền xuôi và miền ngược, giữa anh cán bộ kháng chiến và đồng bào các dân tộc Việt Bắc.

2. Viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó.

Cách xưng hô mình – ta Tố Hữu sử dụng trong Việt Bắc khiến người đọc liên tưởng đến lời tâm tình của những đôi lứa yêu nhau (ca dao chẳng đã từng sử dụng nhiều lần cách xưng hô ấy để thể hiện tình cảm ấy hay sao!). Vì vậy, mở đầu đoạn thơ, cách xưng hộ mình – ta của nhân vật trữ tình đã đưa người đọc vào một thế giới tâm tình, ngọt ngào, đậm đà màu sắc dân tộc. Từ đây có thể khẳng định rằng, Tố Hữu luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong sáng tác của mình để từ đó thể hiện một tâm hồn luôn khát khao yêu thương và chia sẻ.

   Nhận xét: 

   Đoạn văn trên sử dụng phép chêm xen (ca dao chặng đã từng sử dụng nhiều lần cách xung hô ấy để thể hiện tình cảm ấy hay sao!). Sự chêm xen đó nhằm lí giải cho nhận định cách xưng hô mình – ta Tố Hữu sử dụng trong Việt Bắc khiến người đọc liên tưởng đến lời tâm tình của những đôi lứa yêu nhau, ca dao nhiều lần sử dụng cách xưng hô mình – ta để thể hiện tình yêu đôi lứa, vì vậy cách xưng ấy xuất hiện trong bài thơ khiến người đọc liên tưởng đến những lời tâm tình của tình yêu đôi lứa.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
Đánh giá bài viết