HƯỚNG DẪN

Vũ Như Tô là một vở kịch thuộc loại kịch lịch sử, Nhìn ở một góc độ khác, có thể xem kịch Vũ Như Tô là một bi kịch. Cũng như bi kịch nói chung, Vũ Như Tô được tạo dựng từ những mâu thuẫn “không thể giải quyết” mà cách giải quyết mâu thuẫn là dẫn đến sự diệt vong những giá trị quan trọng. Những mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện khá rõ và tập trung trong hồi V:

– Mâu thuẫn thứ nhất: mâu thuẫn giữa nhân dân lao động lầm than và bọn hôn quân bạo chúa chỉ biết ăn chơi trác táng, sống xa hoa truỵ lạc. Mâu thuẫn này vốn tiềm ẩn từ trước, ngày càng phát triển đến mức gay gắt khi vua Lê Tương Dực ra lệnh tăng thêm sưu thuế để có tiền của nhằm xây dựng nơi vui chơi trác táng với cung nữ và ra lệnh bắt về thêm thợ giỏi cũng như bắt giữ và hành hạ những ai chống lại lệnh vua. Vũ Như Tô – một kiến trúc sư thiên tài – chính là người được chọn để chỉ huy việc xây dựng Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài càng xây dựng, người dân càng đói khổ, thợ xây đài càng oán thán. Mâu thuẫn trở nên căng thẳng khi Trịnh Duy Sản can ngăn vua ngừng xây công trình nhưng bị Lê Tương Dực đánh đòn giữa chợ. Lợi dụng thời cơ (thợ xây đài oán hận, người dân ta thán (lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra…), Trịnh Duy Sản cầm đầu phe đối nghịch lôi kéo thợ xây đài làm phản và dấy binh nổi loạn giết Lê Tương Dực (cả Vũ Như Tô, Đan Thiềm) và thiêu huỷ Cửu Trùng Đài.

– Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy mang tính muôn đời và lợi ích thiết thực, trước mắt, trực tiếp và cụ thể của nhân dân.

+ Mâu thuẫn này có nguyên nhân sâu xa của nó. Xét cho cùng, trong một xã hội mà nhân dân phải gánh chịu cuộc sống bất công, lầm than, phải chịu nỗi khổ từng ngày phải lo chạy vạy miếng ăn từng bữa thì nghệ thuật dù cao siêu đến đâu cũng trở nên xa xỉ không cần thiết – thậm chí trở thành một gánh nặng, một thế lực làm khổ nhiều người. Trong tác phẩm, nghệ sĩ Vũ Như Tô là người đại diện cho nghệ thuật và cũng là người vô tình lọt vào giữa cơn lốc của cuộc xung đột giữa nghệ thuật và hiện thực ấy. Khát vọng xây dựng cho đất nước một công trình đẹp đến mức “tranh tinh xảo với hóa công” và có giá trị “nghìn thu còn hãnh diện” là một khát vọng đẹp nhưng không thiết thực và như có gì đó tàn nhẫn trong bối cảnh người dân đói khát, thợ thuyền mệt mỏi – thậm chí nhiều người phải chết vì xây đài. 

Người nghệ sĩ vì dân lại vô tình làm khổ nhân dân, người muốn đóng góp cho đời lại bị chính cuộc đời thực tại sỉ nhục, ta thán, kết tội, giết chết.

+ Lí tưởng nghệ thuật dù cao siêu và đẹp đến đâu nhưng không gắn với một hoàn cảnh lịch sử – xã hội của đất nước thì cũng không thể thực hiện được.

ĐỀ 118: Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V?
Đánh giá bài viết