I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với phát triển kinh tế – xã hội.

– Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế của vùng.

– Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.

– Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

— Liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Larì, phía đông nam là Biển Đông.

– Có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền và biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông M- Công.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đất: gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha,…)

Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.

Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

Tài nguyên nước: Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,…

Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấn quanh năm, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

– Khó khăn: lũ ngập trên diện rộng; diện tích đất phèn, đất mặn lớn; thiếu nước ngọt trong mùa khô.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

– Đông dân (đứng thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng). Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa,

– Tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị và tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân cả nước; tuổi thọ trung bình cao hơn mức bình quân cả nước; mật độ dân số gần gấp đôi mức bình quân cả nước.

– Người dân có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Dựa vào hình 35.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Trả lời:

– Vị trí cực Nam đất nước, gần xích đạo, nằm sát vùng Đông Nam Bộ, ba mặt là biển và có biên giới với Cam-pu-chia.

– Ý nghĩa: có lợi thế giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước, với Tiểu vùng sông Mê Công và các nước trong khu vực.

2. Dựa vào hình 35.1, hãy cho biết các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long và sự phân bố của chúng.

Trả lời:

– Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu.

– Đất phèn: ở vùng thượng châu thổ, tây nam đồng bằng,…

– Đất mặn: dọc ven biển.

3. Dựa vào hình 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực, thực phẩm.

Trả lời:

Đất: diện tích rộng (gần 4 triệu ha). Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha) thích hợp cho trồng lúa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả. Vùng đất phèn, đất mặn được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, hoa quả và nuôi trồng thuỷ sản. Vùng đất ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau thích hợp hơn cả cho nuôi trồng thuỷ sản và phát triển rừng ngập mặn.

Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

Tại nguyên nước: Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt; vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn mang lại nhiều nguồn lợi về tưới nước, nuôi trồng thuỷ sản,…

– Nguồn hải sản phong phú; biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

4. Nếu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

– Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt; nước biển xâm nhập sâu, gây nhiễm mặn tại nhiều địa phương. Nhiều nơi đứng trước nguy cơ cháy rừng trên diện tích rộng.

– Mùa lũ: thiếu nước cach cho sinh hoạt, gây ngập lụt cho nhiều vùng dân cư, phá hỏng cơ sở hạ tầng,…

5. Dựa vào số liệu bảng 35.1, hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

– Năm 1999, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn; thu nhập bình quân đầu người một tháng và tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước.

– Nhìn chung, đây là vùng có mặt bằng dân trí chưa cao, đô thị hoá còn thấp.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

1. Nếu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trả lời:

– Đất: gần 4 triệu ha (đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha,…)

– Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.

– Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

– Tài nguyên nước: Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,…

– Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năn, ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

2. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đông bằng sông Cửu Long.

Trả lời: Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (khoảng 2,5 triệu ha). Hai loại đất này có thể sử dụng trong sản xuất nông nghiệt với điều kiện phải được cải tạo, trước hết phải áp dụng các biện phát thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch vừa thoát nước vào mùa lũ, vừa giữ nước ngọt vào mùa cạn.

3. Nếu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?

Trả lời:

– Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân (đứng thứ hai đồng bằng sông Hồng). Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. Năm 1999, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức bình quân của cả nước; tỉ lệ người lớn thiết chữ, tỉ lệ dân số thành thị còn thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn; thu nhập bình quân đầu người một tháng và tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước.

– Đồng bằng sông Cửu Long có chỉ tiêu về tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ dân số thành thị đang ở mức thấp so với trung bình của cả nước. Các yếu tố dân trí và dân cư thành thị có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nhất là công cuộc xây dựng tiền Tây Nam Bộ trở thành vùng động lực kinh tế.

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Đồng bằng sông Cửu Long không phải là vật có

A. diện tích rộng.

B. địa hình thấp và bằng phẳng

C. khí hậu cận xích đạo.

D. tài nguyên khoáng sản phong phú.

2. Diện tích đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. 1,1 triệu ha.                    B. 1,2 triệu la.

C. 3,3 triệu ha.                    D. 1,4 triệu ha.

3. Điều kiện thuận lợi đối với việc phát triển thị tất Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa dồi dào.

B. Nguồn hải sản hết sức phong phú.

C. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn.

D. Nhiều đảo và quần đảo ven bờ.

4. Khó khăn về mặt tự nhiên lớn nhất đối với Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đất nhiễm phèn.                           B. đất nhiễm mặn.

C. thiếu nước trong mùa khô.          D. ngập lụt trên diện rộng.

5. Chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn của cả nước là

A. mật độ dân số.                            B. tỉ lệ hộ nghèo.

C. tỉ lệ người lớn biết chữ.              D. tỉ lệ dân số thành thị.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ HỌC

1D 2B 3A 4C 5A

Nguồn website giaibai5s.com

Sự phân hóa lãnh thổ-Bài 35. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đánh giá bài viết