I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài

Những đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ Thú huyệt và bộ Thú túi với các bộ Thú nhau.

Trả lời

– Bộ Thú huyệt là bộ thú đẻ trứng khác với nhóm thủ đẻ con (thú mỏ vịt).

– Bộ Thú túi là bộ thú đẻ con, nhưng con non phải tiếp tục phát triển trong túi mẹ (kanguru).

– Bộ Thú nhau là thú đẻ con, con non sinh ra có thể sống độc lập, phát triển bình thường và bú mẹ.

2. Ghi nhớ 

Lớp Thú hiện nay gồm những bộ Thú sau: Bộ Thú huyệt đẻ trứng, thú mẹ chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết ra; Bộ Thú có túi đẻ con, có con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ, bú mẹ thụ động. Những bộ Thú khác đẻ con, con sơ sinh phát triển bình thường và bú mẹ chủ động.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP. 

Câu 1: Phân biệt các nhóm thú bằng đặc điểm sinh sản và tập tính “bú” sữa của con sơ sinh.

Hướng dẫn trả lời

Lớp Thú (có lông mao, có tuyến sữa)

Thú đẻ trứng

– Bộ Thú huyệt – Đại diện: Thú mỏ vịt

Thú đẻ con

– Con sơ sinh rất nhỏ được nuôi trong túi da ở bụng thú mẹ → Bộ Thú túi – Đại diện: Kanguru

– Con sơ sinh phát triển bình thường → Các bộ thú còn lại

Câu 2: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng.

Hướng dẫn trả lời

Được phân biệt ở bảng sau:

Loài Nơi sống Cấu tạo chi Sự di chuyển Sinh sản  Con sơ sinh Bộ phận tiết sữa Cách cho con bú
Thú mỏ Nước ngọt Chi có màng bơi Đi trên ạn, bơi trong nước Đẻ trứng Bình thường Chỉ có tuyến sữa (chưa có vú)
Liếm sữa bám trên lông mẹ hoặc uống sữa hòa tan trong nước
Kanguru Đồng cỏ Chi sau lớn Nhảy Đẻ con Rất nhỏ Có vú Ngoạm chặt lấy vú, bú thụ động

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học Lớp 7 – Bài 48: Đa dạng của lớp thú. Bộ Thú huyết – Bộ Thú túi
Đánh giá bài viết