I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện phát triển tốn ; thiệp và vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước.

– Vẽ biểu đồ.

II. GỢI Ý NỘI DUNG THỰC HÀNH

1. Vẽ biểu đồ

– Biểu đồ thích hợp: biểu đồ cột đứng.

– Hướng dẫn vẽ biểu đồ:

+ Vẽ trục toạ độ, trục tung thể hiện giá trị %, trục hoành thể hiện các ngành công nghiệp trọng điểm (khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí – điện tử, hoá chất, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến lương thực – thực phẩm).

+ Vẽ các cột đứng, mỗi cột thể hiện mỗi ngành.

+ Biểu đồ có tên và bản chú giải thích hợp.

2. Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31, 32, 33, cho biết:

a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng tài nguyên sẵn có trong vùng:

– Khai thác dầu khí (khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa phía Nam).

– Điện phát triển tựa vào nguồn thuỷ năng trên hệ thống sông Đồng Nai, nguồn khí đốt khai thác từ các mỏ trong thềm lục địa phía Nam).

– Vật liệu xây dựng (dựa trên nguyên liệu sét cao lanh ở Bình Dương).

– Chế biến thực phẩm (nguồn mía, lạc, đậu tương,… ở Tây Ninh, Đồng Nai).

b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: dệt may, chế biến lương thực – thực phẩm, vật liệu xây dựng

c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: cơ khí – điện tử, hoá chất.

d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp cả nước:

– Một số ngành công nghiệp hiện đại ở Đông Nam Bộ đã hình thành, đang phát triển mạnh như dầu khí, điện tử,… Một số sản phần công nghiệp của Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng đi trong cả nước, như dầu thô (100%), động cơ điêzen (77,8%), 5( hoá học (78,1%), điện sản xuất (47,3%), dệt may (47,5%).

– Đông Nam Bộ là vùng đứng đầu trong giá trị đóng góp công nghiệp cả nước, đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp cả nước, thúc đẩy xu hướng đa dạng hoá công nghiệp cả nước .

Nguồn website giaibai5s.com

Sự phân hóa lãnh thổ-Bài 34. Thực hành : Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
Đánh giá bài viết