I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu nông sản lớn nhất. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển.

– Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

– Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

4. Tình hình phát triển kinh tế

a. Nông nghiệp

– Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước:

+ Diện tích: 7.504,3 nghìn ha, sản lượng: 34,4 triệu tấn.

+ Các tỉnh trồng lúa chủ yếu: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang.

+ Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng gấp 2,3 lần trung bình cả nước.

+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

– Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu.

– Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của cả nước (xoài, dừa, cam, bưởi, chôm chôm,…).

– Chăn nuôi:

+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.

+ Các tỉnh nuôi nhiều vịt: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

– Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản:

+ Chiếm hơn 50% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước.

+ Các tỉnh có sản lượng cao: Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.

+ Nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh (đặc biệt nuôi tôm, cá ba sa xuất khẩu).

– Nghề rừng:

+ Trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau.

+ Tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.

b. Công nghiệp

– Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng).

– Các ngành:

+ Chế biến lương thực, thực phẩm: chiếm 65% trong cơ cấu công nghiệp của vùng. Chủ yếu: xay xát gạo, chế biến thuỷ sản đông lạnh, làm rau quả hộp, sản xuất đường, mật. Nhiều mặt hàng xuất khẩu (gạo, thuỷ sản đông lạnh, hoa quả). Phân bố rộng khắp trong vùng.

+ Vật liệu xây dựng: chiếm 12% trong cơ cấu công nghiệp của vùng. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều địa phương, lớn nhất, nhà máy xi măng Hà Tiên II

+ Cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác: chiếm 23% trong cơ cấu công nghiệp của vùng: Phát triển cơ khí nông nghiệp. Trung tâm lớn nhất: Trà Nóc (Cần Thơ).

c. Dịch vụ

– Xuất nhập khẩu: hàng xuất chủ lực là gạo (chiếm 80% gạo xuất khẩu cả nước), thuỷ sản đông lạnh, hoa quả.

– Giao thông đường thuỷ giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

– Du lịch sinh thái khởi sắc (du lịch trên sông nước, du lịch miệt vườn, biển đảo).

5. Các trung tâm kinh tế

Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ (lớn nhất), Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Căn cứ vào bảng 36.1, hãy tính tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này.

Trả lời:

+ Tỉ lệ diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước: 51,1%.

+ Tỉ lệ sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước: 51.4%.

– Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở trồng bằng sông Cửu Long: làm cho cả nước giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực.

2. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?

Trả lời: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triền nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

– Vùng biển rộng và ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn (ngư trường Kiên Giang – Minh Hải), có nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.

– Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.

– Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thủy sản tự nhiên lớn.

– Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá, tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi tôm, cá hầu hết ở các địa phương

3. Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương  thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất?

Trả lời:

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước; sản xuất thủy sản chiêm trên 50% tổng sản lượng thuỷ sản cả nước; chăn nuôi lợn, vịt đàn,… nhiều), là vùng trồng cây ăn quá lớn nhất cả rước … Do đó,nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất dồi dào, từ đó phát triển mạnh ngành chế biến lương thực, thực phẩm.

4. Quan sát hình 36.2, hãy xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Trả lời:

– Các thành phố: Cần Thơ, Long Xuyên, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Cà Mau, Rạch Giá,

– Các thị xã: Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Tân An.

5. Nêu ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

Trả lời:

– Đảm bảo giao thông vận tải trong điều kiện ở đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

– Mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài, ngập trên một diện tích rộng, giao thông vận tải thuỷ là tốt nhất.

6. Thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Trả lời:

– Vị trí địa lí: Thành phố Cần Thơ cách TP. Hồ Chí Minh Không xa về phía tây nam, khoảng 175km. Cầu Mỹ Thuận và cầu Cần Thơ (đã đi vào sử dụng) sẽ nối liền Cần Thơ với TP. Hồ Chí Minh, với các tỉnh miền Tây Nam Bộ và ngược lại.

– Cần Thơ là thành phố công nghiệp, dịch vụ quan trọng trong đó Trà Nóc là khu công nghiệp lớn nhất trong toàn vùng. Đại học Cần Thơ là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọn; nhất đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

– Cảng Cần Thơ vừa là cảng nội địa vừa là cảng cửa tiệc của tiêu vùng sông Mê Công.

– Hiện nay, thành phố Cần Thơ là thành phố loại 1, trực thuộc Trung ương, với số dân hơn 1,2 triệu người (năm 2009).

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

1. Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước?

Trả lời:

– Điều kiện tự nhiên:

+ Đất: diện tích rộng gần 4 triệu ha). Lất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu (1,2 triệu ha) thích hợp cho trồng lúa; vùng lất phèn, đất nặu được cải tạo cũng trở thành các vùng trồng lương thực.

+ Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.

+ Sông Mê Công và mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước trên đất phèn, mặn và có kinh nghiệm sản xuất trong cơ chế thị trường.

+ Mạng lưới cơ sở chế biến và dịch vụ sản xuất lương thực phát triển rộng khắp.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định, đặc biệt lúa gạo để xuất khẩu.

2. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Trả lời:

– Tiêu thụ nguyên liệu phong phú của nông nghiệp, kích thích nông nghiệp phát triển.

– Hỗ trợ về nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tạo điều kiệc để chăn nuôi phát triển.

– Gia tăng giá trị hàng hoá của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, đặc biệt thị trường thế giới.

3. Dựa vào bảng số liệu 36.3 trang 133 SGK (Sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long), vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét.

Hướng dẫn:

– Vẽ biểu đồ cột:

+ Trục hoành thể hiện năm, trục tung thể hiện giá trị sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn). Chú ý lấy tỉ lệ cho phù hợp với khổ giấy vở ghi, có thể lấy 1cm = 400 tấn.

+ Ứng với mỗi năm trên trục hoành có 2 cột kề nhau: một cột thể hiện cả nước, một cột thể hiện Đồng bằng sông Cửu Long.

– Nhận xét:

+ Sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long từ 1995 đến 2002 đều cao hơn cả nước trên 50%.

+ Sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng mạnh từ năm 1995 đến 2002.

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. So với diện tích trồng lúa của cả nước, diện tích trồng lúa của Đông bằng sông Cửu Long (năm 2002) chiến

A. 51,1%.          B. 51,2%.              C. 51,3%.             D. 51,4%.

2. Trong tổng sản lượng lúa của cả nước năm 2002, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm

A. 50,4%.          B. 51,4%.              C. 52,4%.               D. 53,4%.

3. Bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Cửu Long so với trung bình của cả nước, gấp

A. 2,1 lần.         B. 2,2 lần.          C. 2,3 lần.            D. 2,4 lần.

4. Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. chế biến lương thực, thực phẩm.

B. vật liệu xây dựng.

C. cơ khí nông nghiệp.

D. dệt, may.

5. Khu Uực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngàn chủ yếu

A. xuất nhập khẩu; vận tải thuỷ; tài chính, tín dụng.

B. xuất nhập khẩu; vận tải thuỷ; du lịch.

C. xuất nhập khẩu, kinh doanh tài sản; du lịch.

D. Khách sạn, nhà hàng; vận tải thuỷ; du lịch.

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TỰ HỌC

1A 2B 3C 4A 5B

Nguồn website giaibai5s.com

Sự phân hóa lãnh thổ-Bài 36. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Đánh giá bài viết