DÀN BÀI

A. Mở bài

– Giới thiệu nhân vật: tên, hoàn cảnh gia đình, học lực,…

– Sự việc dẫn vào câu chuyện (hoặc kết quả học tốt của bạn hiện nay để đi tìm lời giải đáp cho kết quả đó).

B. Thân bài

– Tình hình học tập của bạn lúc đầu.

– Quá trình phấn đấu của bạn: Sự nỗ lực của bản thân bạn (thay đổi phương pháp học bài, làm bài ở nhà, làm kiểm tra ở lớp,…)

– Sự giúp đỡ thêm của thầy cô, gia đình, bạn bè,…

– Kết quả học tập và thái độ của bạn.

C. Kết bài

– Sự đánh giá của thầy cô giáo và bài học rút ra.

– Suy nghĩ của em.

BÀI LÀM

Lớp tôi thêm một bạn mới từ Thanh Hóa ra. Tôi để ý thấy bạn lúc nào cũng chỉ có hai bộ quần áo thay đổi, nhưng bao giờ cũng sạch sẽ, gọn gàng. Bạn hay mỉm cười, nhưng rất ít nói. Bạn ấy tên là Trí. Bố bạn ấy sau thời gian lập nghiệp ở Hà Nội đã mua được một căn hộ nhỏ khu tập thể chúng tôi, và đón mẹ con Trí ra.

Lúc mới ra học ở Hà Nội, Trí học vất vả mà vẫn “xoàng”, nhưng được tôi “mách nước” chép lời giải sẵn trong sách tham khảo nên cũng “tạm được”. Một hôm, Trí bị bố “bắt quả tang”, mắng cho một trận (Bố Trí xưa là học sinh chuyên toán, khi học Đại học Bách khoa học giỏi nổi tiếng):

– Phải tự giải bài tập con ạ. Có thể con mới có thực lực để vươn xa. Khi nào cố hết sức mà không giải được thì bố sẽ gợi ý cho con nghĩ tiếp. Nhưng bố nói trước, chưa nghĩ mà đã hỏi là không được, bố cũng không làm bài hộ con đâu.

Dạo này lớp tôi xôn xao vì Trí đã vươn lên đứng gần nhất lớp. Chúng tôi muốn tìm hiểu “phép” nào đã giúp nó học giỏi thế. Chúng tôi – Tâm, Toàn, Thắng, liền “mở cuộc điều tra”. Hôm đó, chúng tôi liền tìm đến nhà Trí. Từ hành lang chúng tôi đã nhìn thấy nó đang ngồi cạnh cửa sổ, tay cầm bút, mặt có vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Chúng tôi vào nhà, cu cậu kêu lên: “Bài toán cô cho hôm nay khó ra trò, các cậu ạ”. “A ra thế”, bài ấy thì quả khó thật, tôi đã chép lời giải trong sách Giải bài tập, nên đã làm xong. Thấy nó thế, tôi nói tỏ ra vẻ khôn ngoan lắm:

– Ê, Trí ơi! Lấy sách Giải bài tập ra mà xem, suy nghĩ làm gì cho một người.

Trí nói về cương quyết:

– Không, tớ phải suy nghĩ đã.

Tôi phản ứng ngay:

– Trước Trí hay chép lời giải sẵn trong sách cơ mà! Trí đáp về từ tốn:

– Không, bây giờ thì thôi rồi. Chép lời giải sẵn nhiều quá nên tớ không hiểu bài gì cả, phải tự suy nghĩ để đầu óc ngày càng thông minh chứ!

Nó nói rất thật thà, nhưng ba chúng tôi lại cho là nó lên giọng dạy đời, bực mình bỏ đi chơi. Ra đến đường Tâm “còi” còn bĩu môi:

– Ôi dào! Để xem hắn có làm được bài không?

Khoảng hai ba tiếng sau, chúng tôi quay lại nhà Trí, nhưng nó đã đi đâu rồi. Chúng tôi ra đến quán sách đầu đường thì gặp nó. Giọng kẻ cả, Tâm “còi” nói:

– Xong bài chưa mà đi chơi thế, cậu Trí?

Chúng tôi cùng vênh mặt lên chờ lời đáp của Trí và chắc mẩm nó đã chịu thua bài toán. Không ngờ nó nhẹ nhàng:

“Xong đâu vào đấy rồi, các cậu có xem không?”. Chúng tôi đáp “Ừ, xem thì xem.”

Nó dẫn chúng tôi vào nhà, cho xem bài làm. Tôi thầm nghĩ trong bụng: “Ô! Lạ chưa kìa, bài khó như thế mà nó cũng làm được”. Đáp số đúng như bài tôi chép, nhưng cách giải thì hoàn toàn khác và có phần còn ngắn gọn hơn cách giải trong sách Giải bài tập. Ba đứa chúng tôi đỏ mặt ngượng, đánh bài chuồn: “Ờ… cũng muộn rồi, bọn tớ phải về đây”.

Sáng hôm sau đến lớp, cô giáo gọi Trí lên bảng chữa bài tập. Thấy cách giải của Trí hay, cô hình như muốn kiểm tra xem có phải nó tự nghĩ ra không, nên hỏi nhiều câu rất “hóc”. Cô “quay” nó ghê quá, chúng tôi ngồi dưới mà cũng toát cả mồ hôi, nhưng nó đã trả lời hết, đâu ra đó. “Khó tính” như cô giáo Toán lớp tôi mà cô đã mỉm cười là không xoàng đâu nhé. Và cô cho nó điểm mười đỏ chói. Nó mủm mỉm – lại chỉ nét cười khiêm nhường ấy – rồi bẽn lẽn đi về chỗ. Còn chúng tôi, tuy không nói ra những đứa nào trong bụng cũng thầm phục nó và đều tin cách học của nó là đúng có tác dụng thật.

Thời gian sau, chúng tôi “kết nạp” Trí vào nhóm và cùng nhau học bài, làm bài. Trí thường giúp chúng tôi rất nhiều đúng theo cách mà bố nó đã thực hiện với nó. Cái tính “nguyên tắc” của nó nhiều lúc cũng làm chúng tôi bực, nhất là Tâm. Những lúc ấy nó chỉ cười hiền và kiên nhẫn gợi ý lại, chúng tôi lại nghĩ và tranh luận, rồi thường là cũng tự gỡ được, ít khi phải có sự hỗ trợ của bố nó. Cuối năm cả nhóm đều có học lực khá trở lên.

– Nhờ cậu giúp bạn tớ đấy.

– Đâu có. Chúng mình cùng giúp nhau đấy. Bố tớ bảo: “Con giúp bạn, chính là con tự nâng cao kiến thức và kĩ năng hơn học một mình đấy”. Nó lại nở nụ cười hiền lành.

Sau lễ phát thưởng tổng kết năm học, Trí rủ chúng tôi về nhà bảo rằng có quà quê. Thì ra đó là mấy trái dừa. Chúng tôi được thưởng thức nước mát, cùi thơm giữa ngày hè nóng nực. Cái món quà quê bình dị mà quý giá như người bạn của chúng tôi.

Giaibai5s.com

Phần 2 Đề 36: Bạn em đã phấn đấu trong học tập
Đánh giá bài viết