Văn bản:
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bạn đến chơi nhà là bài thơ trữ tình viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến.
Người đọc cảm nhận được nụ cười hóm hỉnh và tấm lòng đôn hậu của cụ Tam Nguyên gửi gắm từng chữ, từng lời trong bài thơ. Bài thơ đã sử dụng bút pháp trào lộng, nói quá lên để cười vui, nhưng ẩn sau đó là một tấm lòng chân thành, một quan niệm rất đẹp về tình bạn.
Một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu tâm giao, chân tình, một tấm lòng hiền hậu, đẹp đẽ. Nhà thơ đã giấu một nụ cười hóm hỉnh, vui tươi, đằm thắm, chân tình… Bài thơ có một vẻ đẹp dung dị bởi những lời thơ thuần Việt mộc mạc, nhuần nhị, hồn nhiên.
Nhà thơ đã sử dụng rất thành thạo các tính từ (sâu, cả, rộng, thưa), các trạng từ chỉ tình huống: (khôn, khó) và chỉ sự tiếp diễn hành động mới, vừa, đương) hô ứng, bổ trợ nhau tạo nên nụ cười hóm hỉnh, chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Nguyễn Khuyến đã phá bỏ sự ràng buộc niêm luật của thơ Đường mà tạo nên một kết cấu riêng gồm ba phần (mở bài: giới thiệu tình huống, thân bài: trình bày hoàn cảnh, kết bài: khẳng định quan niệm về tình bạn), không theo bố cục: đề, thực, luận, kết.
II. TRẢ LỜI C U HỎI 1. Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao?
* Bạn đến chơi nhà cũng là bài thơ Đường luật, 8 câu 7 chữ = 56 chữ.
– Vần: âm a vần bằng được hiệp vần với tiếng cuối của các câu: 1 (nhà), 3 (cá), 4 (gà), 6 (hoa), 8 (ta).
giaibai5s.com
– Đối: giữa các câu 3 – 4 và 5 – 6:
+ Đối ý: ý tưởng chào mời, tiếp khách và khả năng tiếp bạn.
+ Đối chữ: đối thanh, tiếng bằng đối với tiếng trắc và ngược lại. Từ ngữ cùng loại với nhau.
Ao sâu – vườn rộng (cùng cụm danh từ) Chài cá – đuổi gà (trắc – bằng – cụm động từ) Cải – bầu (trắc – bằng – cùng danh từ)
Nụ – hoa (trắc – bằng – cùng danh từ) 2. Phân tích các tình huống của bài thơ để trả lời các câu hỏi:
a. Theo nội dung câu đầu, nhà thơ phải tiếp đãi bạn thế nào?
Câu thơ nói về một cuộc đến chơi của người bạn. Nguyễn Khuyến không có đủ các thứ để tiếp bạn theo ý muốn. Đằng sau sự việc đơn giản đó là một tình cảm đẹp, một tấm lòng, một quan niệm về tình bạn. Câu thơ cho biết hai người ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (xưng hô có ý tôn xưng thân mật). Bạn đến thăm Nguyễn Khuyến ở nhà chứ không phải là dinh quan. Phải quý nhau lắm mới đến tận nhà thăm hỏi nhau như vậy.
b. Hoàn cảnh tác giả như thế nào? Từ câu hai đến câu bảy, cụ nói với bạn như giãi bày một nỗi băn khoăn, một thoáng ái ngại và bối rối của mình khi nhà có khách.
“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”. Cái nan giải đầu tiên là không có người giúp việc đi chợ mua sẵn thức ăn để làm cơm đãi khách.
“Ao sâu nước cả khôn chài cá”,
“Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà”. Nghĩ đến khả năng nhà có sẵn, nhưng làm sao mà thực hiện được?
“Cải chửa ra cây, cà mới nụ”,
“Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Lại nghĩ đến “cây nhà lá vườn” có khả năng hái lượm được chúng nhưng “cải chửa ra cây … mướp đương hoa”. Tình huống khó xử, bất lợi lại càng bất lợi và lúng túng .
Đến đây thì mâm cơm đãi khách không còn khả năng thực hiện. c. Cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì?
“Bác đến chơi đây ta với ta”. Như vậy là bạn tri âm, tri kỉ lâu ngày mới gặp nhau chỉ còn là sự đối diện “ta với ta”.
Trong câu thơ này, “ta” là hai người, nhưng “ta” cũng là “một” thể thống nhất. Điều đó vừa nói được việc chơi “suông” không vật chất, vừa nói đến sự gần gũi gắn bó chan hoà của hai người bạn.
giaibai5s.com
Tam Nguyên Yên Đổ đã vượt được “tình huống ” ngặt nghèo để tiếp bạn với tất cả tấm thịnh tình sẵn có. Tấm lòng, tình cảm của Nguyễn Khuyến và người bạn còn được hậu thế nhớ mãi và trân trọng. Tình bạn – điều cốt yếu nhất là tình cảm chân thành! III. LUYỆN TẬP
a. So sánh ngôn ngữ thơ ở bài Bạn đến chơi nhà với ngôn ngữ thơ dịch Chinh phụ ngâm:
Ta thấy có sự khác nhau giữa hai phong cách ngôn ngữ: – Chinh phụ ngâm là ngôn ngữ bác học.
– Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường, nhưng cả hai bên đều đạt đến độ kết tinh, rất hay, rất hấp dẫn.
6. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Đại từ “ta” trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Bà Huyện Thanh Quan viết “một mảnh tình riêng, ta với ta” – ta dùng với nghĩa số ít. Nguyễn Khuyến cũng dùng ta với nghĩa số ít và số nhiều.
Riêng trong bài thơ này muốn hiểu ở nghĩa nào cũng được do tính chất “uyển chuyển” của từ “ta”.
Bài thơ cứ như bóc dần đi những nghi thức xã giao, nghi lễ của xã hội để cuối cùng khi lớp vỏ hình thức không còn thì hiện lên một tình bạn cao quý, hết sức đẹp đẽ: “Bác đến chơi đây ta với ta”.
Bài 8: Văn bản: Bạn đến chơi nhà – Giải bài tập ngữ văn lớp 7
5 (100%) 3 votes