A. LÍ THUYẾT

– Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình  và các vật ở trong lòng nó.

– Công thức tính áp suất chất lỏng: p = hd (trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng (m), d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3), p: áp suất chất lỏng (N/m2)).

Trong bình thông nhau có nhiều nhánh chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều cùng một độ cao.

Khi bị ép, áp suất trong chất lỏng được truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng trong chất lỏng đó.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT TRONG CHẤT LỎNG

Câu 1. Các màng cao su bị căng phồng ra chứng tỏ chất lỏng gây áp suất lên đáy bình và thành bình.

Câu 2. Chất lỏng gây áp suất lên bình theo mọi phương chứ không theo một phương như chất rắn.

Câu 3. Điều này chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó.

Câu 4. Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.

III. BÌNH THÔNG NHAU

Câu 5. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng độ cao.

IV. VẬN DỤNG

Câu 6. Khi lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây ra rất lớn, con người nếu không mặc áo lặn sẽ không thể chịu được áp suất này.

Câu 7. Áp suất tác dụng lên đáy thùng là:

p = d x h1 = 10000 x 1,2 = 12000 N/m2

Áp suất tác dụng lên điểm cách đáy thùng 0,4 m là:

p = d x h2 = 10000 x (1,2 – 0,4) = 8000 N/m2

Câu 8. Ta thấy vòi ấm và phần thân ấm chính là bình thông nhau, mực nước trong ấm và trong vòi luôn có cùng độ cao nên ấm có vòi cao hơn sẽ đựng được nhiều nước hơn.

Câu 9. Phần A và ống B là hai nhánh của bình thông nhau, mực chất lỏng của hai nhánh này luôn bằng nhau, quan sát mực chất lỏng ở nhánh B (nhờ ống trong suốt) ta biết mực chất lỏng của bình A.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 26-27-28-29

8.1.

a) Chọn A. Bình A.

b) Chọn D. Bình D.

8.2. Chọn D. Nước chảy sang dầu vì áp suất cột nước lớn hơn áp suất cột dầu do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu.

8.3. Trong cùng một chất lỏng, áp suất trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu của cột chất lỏng so với mặt thoáng. Căn cứ vào hình bên, ta thấy: PE < PC = PB < PD < PA

8.4.

a) Áp suất tác dụng lên vỏ tàu ngầm giảm, tức cột nước ở phía trên tàu ngầm giảm. Điều này chứng tỏ tàu ngầm đã nổi lên.

b) Áp dụng công thức: p = d.h, ta có:

– Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm trước khi nổi lên:

– Độ sâu của tàu ngầm ở thời điểm sau khi nổi lên:

 8.5. Hình dạng của tia nước phụ thuộc áp suất mà nước tác dụng vào thành bình tại điểm O. Áp suất đó càng lớn thì tia nước càng vọt ra xa bình.

a) Mực nước hạ dần từ miệng bình tới điểm 0 thì áp suất tác dụng lên điểm O giảm dần. Vì vậy tia nước dịch dần về phía thành bình. Khi mực nước tiến sát điểm O, áp suất rất nhỏ, không tạo được tia nước, và nước sẽ chạy dọc theo thành bình xuống đáy bình.

b) Khi đẩy pittông từ vị trí A đến vị trí A’, đáy bình được nâng cao đến gần điểm 0, nhưng khoảng cách từ 0 đến miệng bình không thay đổi, nên áp suất mà nước tác dụng vào điểm O không đổi.

8.6. Ta có: h = 18mm; d = 7000N/m2; d = 10300N/m2.

Xét hai điểm A và B trong hai nhánh nằm trong cùng một mặt phẳng ngang trùng với mặt phân cách giữa xăng và nước biển.

Ta có: pA = pB, mà pA = d1h1; pB = d2h2;

Suy ra: d1h1 = d2h2. Theo hình vẽ thì h2 = h1 – h, do đó: d1h1 = d2(h1 – h) = d2h

8.7. Chọn C. pM > pN > pQ.

8.8. Chọn C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi hướng.

8.9. Chọn D. Chân đế có thể chịu được áp suất lớn hơn nhiều so với mặt đê

8.10. Chọn B. Giảm.

8.11. Chọn B. p2 = 0,9p1

Vì p1 = d1 x h1; p2 = d2 x h2

8.12. Khi lặn càng sâu thì áp suất của nước càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng.

8.13. Gọi diện tích tiết diện của ống nhỏ là S, thì diện tích tiết diện của ống lớn là 2S. Sau khi mở khóa T, cột nước ở 2 nhánh có cùng chiều cao h. Do thể tích nước trong bình thông nhau là không đổi nên ta có:

2S x 30 = S x h + 2S x h ⇒ h = 20cm.

 8.15.

a) Màng cao su bị cong lên phía trên do áp suất của nước trong chậu gây ra.

b) Khi đổ nước vào ống sao cho mực nước trong ống bằng với mực nước ở ngoài, khi đó áp suất của nước trong ống và ngoài ống cân bằng nhau nên màng cao su có dạng phẳng.

c) Áp suất của nước ngoài chậu lớn hơn nên màng cao su bị lõm vào trong ống.

d) Áp suất do cột nước trong ống gây ra lớn hơn áp suất của nước ngoài chậu nên màng cao su bị cong xuống phía dưới.

8.16. Áp suất do nước gây ra tại chỗ thủng là

p = d x h = 10000 x 2,8 = 28000 N/m2

Lực tối thiểu để giữ miếng vá là: F = p x S = 28000 x 0,015 = 420N.

8.17

– Khi thùng chứa đầy nước thì áp suất tại điểm O: p1 = d x h.

– Nhận xét: h’ = 10h, do đó p2 = 10p1. Như vậy, khi đổ đầy nước vào ống thì áp suất tại điểm O tăng lên gấp 10 lần nên thùng tô-nô bị vỡ.

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Khi nói về áp suất của chất lỏng. Hãy chọn câu phát biểu đúng trong các câu phát biểu sau:

A. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình.

B. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở thành bình.

C. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất lên vật nằm ngang trong lòng nó.

D. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương, lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

Câu 2. Hãy chọn phát biểu đúng trong các câu sau:

A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn bằng nhau.

C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở nhánh có tiết diện lớn thấp hơn mực chất lỏng ở nhánh có tiết diện nhỏ.

D. Trong bình thông nhau chứa hai chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao.

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó là đúng. Chọn D.

Câu 2. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng một độ cao là đúng. Chọn A

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Vật lí 8 – Bài 8: Áp suất chất lỏng. Bình thông nhau
5 (100%) 1 vote