A. LÍ THUYẾT

– Trái Đất và mọi bật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

– Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xen-li cao 76 cm, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

Lưu ý:

Trọng lượng riêng của thủy ngân: d = 136000 N/m3

Trọng lượng riêng của nước: d = 10000 N/m3

– Trọng lượng riêng của không khí: d = 11,33 N/m3

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN

Câu 1. Khi hút bớt không khí như vậy thì áp suất không khí bên trong hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất bên ngoài. Khi đó vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí tác dụng từ ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía.

Câu 2. Do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước nên nước không chảy ra khỏi ống.

Câu 3. Nếu bỏ ngón tay bịt đầu ống ra thì phần không khí phía trên cột nước trong ống thông với khí quyển, áp suất khí trong ống cộng với áp suất cột nước sẽ lớn hơn áp suất khí quyển làm cho nước chảy ra khỏi ống.

Câu 4. Rút hết không khí bên trong quả cầu ra thì áp suất không khí bên trong quá cầu không còn, khi đó vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm cho hai bán cầu ép chặt vào nhau. Chính vì vậy mà lực của hại đàn ngựa, mỗi đàn 8 con vẫn không kéo được hai bán cầu rời ra được.

II. ĐỘ LỚN CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN.

Câu 5. Ta thấy hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng ngang trên mặt chất lỏng nên các áp suất tác dụng lên A (ở ngoài ống) và lên B (ở trong ống) là bằng nhau.

Câu 6. Áp suất tác dụng lên:

– A là áp suất khí quyển.

– B là áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76 cm trong ống.

Câu 7. Áp suất tác dụng lên B là:

p = h x d = 0,76 × 136000 = 103360N/m2.

Áp suất khí quyển là 103360N/m2 (vì áp suất khí quyển gây ra tại A bằng áp suất gây bởi trọng lượng của cột thủy ngân cao 76cm trong ống).

II. VẬN DỤNG

Câu 8. Ta thấy áp lực tạo bởi áp suất khí quyển tác dụng lên tờ giấy từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của phần nước trong cốc nên nước không chảy ra ngoài.

Câu 9.

– Trên nắp các bình nước lọc thường có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để lấy nước dễ dàng hơn.

– Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế sẽ rót nước dễ hơn.

Câu 10. Nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất gây bởi trọng lượng của một cột thủy ngân cao 76 cm.

Ta có: p = hd = 0,76.136000 = 103360N/m2

Câu 11. Độ cao của cột nước trong ống là:

Như vậy ống Tô-ri-xen-li phải có độ cao ít nhất là 10,336 m.

Câu 12. Ta thấy độ cao của cột khí quyển không thể xác định chính xác, mặt khác trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi nên không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h.

C. HƯỚNG DẪN GIẢI SÁCH BÀI TẬP TRANG 30-31

9.1. Chọn B. Càng giảm.

9.2. Chọn C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

9.3. Để rót nước dễ dàng. Nhờ có lỗ thủng trên nắp ấm mà khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy mà nước trong ấm chảy ra ngoài dễ dàng hơn.

9.4. Khi để ống Tôrixenli thẳng đứng, áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân gây ra ở đáy ống (pA = pkq). Khi bắt đầu nghiêng ống, chiều cao của cột thủy ngân giảm, nghĩa là áp suất tại điểm A trong ống nhỏ hơn áp suất tại điểm B ngoài ống. Áp suất tại điểm B là áp suất trên mặt thoáng của thủy ngân, đó chính là áp suất khí quyển, lúc đó pA < pkq: Do chênh lệch về áp suất đó nên thủy ngân ở trong chậu chuyển vào ống Tôrixenli cho đến khi độ cao của thủy ngân bằng độ cao ban đầu, nghĩa là pA = pkq. Bởi vậy khi để nghiêng ống Tôrixenli, chiều dài của cột thủy ngân thay đổi còn chiều cao không đổi.

9.5. Thể tích của phòng là: V = 4 x 6 x 3 = 72 (m3).

a) Khối lượng không khí trong phòng là:

m = V x D = 72 x 1,29 = 92,88 (kg)

b) Trọng lượng của không khí trong phòng là:

P = m x 10 = 92,88 x 10 = 928,8(N).

9.6. Trong cơ thể của con người và cả máu đều có không khí. Áp suất của không khí bên trong con người bằng áp suất khí quyển. Con người sống trong sự cân bằng giữa áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể. Khi con người từ tàu vũ trụ bước ra khoảng không, áp suất từ bên ngoài tác dụng lên cơ thể là rất nhỏ, có thể xấp xỉ bằng 0. Con người không thể chịu được sự phá vỡ cân bằng áp suất như vậy. Áo giáp của nhà du hành có tác dụng giữ cho áp suất bên trong áo giáp có độ lớn xấp xỉ bằng áp suất khí quyển bình thường trên mặt đất.

9.7. Chọn B. 12,92m.

Hướng dẫn: Vì khi dùng thủy ngân áp suất khí quyển đo được 760mmHg.

9.8. Chọn C. Khi được bơm, lốp xe căng lên.

9.9. Chọn B. Chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm. 9.10.

9.10.

a) ρkq = dr x hr = 136.103 x 0,758 = 103088Pa.

b) Áp suất do nước gây ra ở độ sâu 5m là:

ρ = d h = 10 x 103 x 5 = 50000N/m2.

Áp suất do cả nước và khí quyển gây ra ở độ sâu 5m là:

ρ = 50000 + 103088 = 153088N/m2 = 112,6cmHg.

9.11.

– Áp suất ở độ cao họ là: 102000N/m2.

– Áp suất ở độ cao họ là: 97240N/m2.

– Độ chênh lệch áp suất ở hai độ cao: 102000 – 97240 = 4760N/m2

9.12.

a) Áp suất không khí trong bình cầu lớn hơn áp suất của khí quyển

b) 5440N/m2 = 5440Pa

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1. Đơn vị đo áp suất khí quyển là:

A. N/m3

B. mmHg.

C. cmHg.

D. N/m2.

Câu 2. Sự giống nhau giữa áp suất chất lỏng và áp suất khí quyển là :

A. Đều tác dụng theo mọi phương.

B. Đều do trọng lượng gây ra.

C. Đều có đơn vị đo là N/m2.

D. Đều có công thức tính là p = d.h (d là trọng lượng riêng của chất lỏng hay không khí, h là khoảng cách từ mặt thoáng chất lỏng hay không khí đến điểm tính áp suất).

Hãy chọn câu phát biểu sai.

Câu 3. Khi ta hút hết sữa trong hộp làm bằng giấy. Lúc đầu ta thấy hộp sữa bị móp. Tại sao? Hãy chọn câu giải thích đúng trong những câu sau:

A. Vì áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp giấy tăng.

B. Vì áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp giấy giảm

C. Vì áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp giấy không đổi nhưng áp suất ở bên trong hộp giấy giảm.

D. Cả ba câu giải thích đều sai.

Câu 4. Tại sao ta không tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức: p = d.h? Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Vì khí quyển quá nhẹ.

B. Vì độ sâu của khí quyển rất lớn.

C. Vì trọng lượng riêng của khí quyển là thay đổi.

D. Vì độ sâu của điểm tính áp suất không thể xác định được chính xác, đồng thời trọng lượng riêng của khí quyển là thay đổi.

Câu 5. Trong các giá trị sau đây, giá tị nào tương ứng với áp suất 760mmHg ?

A. 103360 N/m2

B. 103360000 N/m2

C. 1033600 N/m2

D. 133600 N/m2

HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. N/m2 là đơn vị của trọng lượng riêng. Chọn A

Câu 2. Đều có công thức tính là p = d.h (d là trọng lượng riêng của chất lỏng hay không khí, h là khoảng cách từ mặt thoáng chất lỏng hay không khí đến điểm tính áp suất), là câu phát biểu sai. Chọn D.

Câu 3. Vì áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp giấy không đổi nhưng áp suất ở bên trong hộp giấy giảm, nên áp suất bên ngoài hộp lớn áp suất bên trong hộp làm cho hộp bị móp. Chọn C.

Câu 4. Vì độ sâu của điểm áp suất không thể xác định được chính xác,đồng thời trọng lượng riêng của khí quyển là thay đổi, nên ta không thể dùng chính công thức p = d.h được. Chon D.

Câu 5. 760mmHg = 103360 N/m2. Chọn A.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Vật lí 8 – Bài 9: Áp suất khí quyển
5 (100%) 1 vote