Chính tả

1. Đọc đoạn văn trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 154 – 155; viết lại cho đúng cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn:

Tên được viết hoa chưa đúng Sửa lại cho đúng
– Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
– Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
– Bộ y tế Bộ Y tế
 – Bộ giáo dục và đào tạo  Bộ Giáo dục và Đào tạo
 – Bộ lao động-Thương binh và Xã hội Bộ Lao động-Thương binh và

Xã hội

– Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

2. Hãy viết tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti,… ở địa phương em.

M: Công ti Giày da Phú Xuân

Nhà máy Dệt Việt Thắng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Công ti Gốm sứ Bình Dương.

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN

(1) Dựa theo nghĩa của tiếng quyền, em hãy xếp các từ cho trong ngoặc đơn thành hai nhóm:

a) Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Quyền lợi, nhân quyền
b) Quyền là những điều do có địa vị, hay chức vụ mà được làm. Quyền hành, quyền hạn, quyền lực, thẩm quyền

(quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, quyền lực, nhân quyền, thẩm quyền)

2) Trong các từ cho dưới đây, những từ nào đồng nghĩa với bổn phận? Đánh dấu x vào ô trống trước những từ đồng nghĩa với bổn phận:

nghĩa vụ                                        chức trách

nhiệm vụ                                       trách nhiệm

chức vụ                                         phận sự

chức năng                                      địa phận

3. Đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, lao động tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

a) Năm điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi?

  b) Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những qui định được thành những quy định nào Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa học?

Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.

Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ 

4. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh trong bài tập đọc em đã học ở tuần 32.

Út Vịnh tuy nhỏ tuổi nhưng đã có ý thức trách nhiệm của một công dân. Có ý thức bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu, tham gia phong trào “Em yêu đường sắt quê em” bằng cách thuyết phục bạn Sơn không thả diều trên đường tàu. Em lại còn dũng cảm cứu bé Lan thoát chết. Hành động của Út Vịnh thật đáng khâm phục. Chúng em cần học tập Út Vịnh.

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH

1. Dựa vào kết quả làm bài và hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo), êm tự nhận xét và rút kinh nghiệm về bài làm của mình theo các yêu cầu sau:

– Về thể loại (Bài văn tả cảnh).

– Về bố cục và trình tự miêu tả (tả cảnh theo trình tự không gian hay thời gian)

– Về diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn. . .); câu văn; chính tả; cách trình bày.

2. Chọn một đoạn trong bài làm của em, viết lại theo cách khác hay hơn: 

Học sinh tự làm

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Dấu gạch ngang)

1. Đọc các ví dụ trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 159 – 160. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4 và các ví dụ, em hãy lập bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang.

BẢNG TỔNG KẾT

Tác dụng của dấu gạch ngang Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

 

 

2) Đánh dấu phần chú thích trong câu

 

 

3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Chú hề vội tiếp lời: – Tất nhiên rồi

– Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy

– Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy… Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần

Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh...

Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

– Tham gia tuyên truyền, cổ động

– Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh

– Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ…

2. Đọc mẩu chuyện Cái bếp lò (sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 160), ghi tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp dưới đây:

Dấu gạch ngang Tác dụng
– Chào bác! – Em bé nói với tôi.

  – Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.

 – Thưa bác, cháu đi học.

– Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

 – Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu…

– Nhà cháu không có than ủ ư?

– Thưa bác, than đắt lắm.

– Cháu thích đi học lắm phải  không?

Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:

– Thưa bác, vâng…

Các dấu gạch ngang trong đoạn trích dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

Riêng ở câu: – Em bé nói với tôi và – Tôi hỏi em.

Hai dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu

 

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

1. Dựa vào kết quả làm bài và hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo), em tự nhận xét và rút kinh nghiệm về bài làm của mình. (Chú ý đọc yêu cầu của tiết trả bài trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 161.)

Sửa lỗi trong bài theo yêu cầu sau:

(Xem vở BT Tiếng Việt 5 – tập 2, trang 103)

2. Chọn một đoạn trong bài làm của em, viết lại theo cách khác hay hơn.

Học sinh tự làm

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 34
5 (100%) 1 vote