I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư, xã hội châu Á.

– Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ phân bố dân cư châu Á.

– Phân tích các bảng thống kê về dân số.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Một châu lục đông dân nhất thế giới

– Châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác.

– Việc thực hiện chính sách dân số ở một số nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam…) đã làm giảm đáng kể tỉ lệ gia tăng dân số, đưa tỉ lệ ngang với mức trung bình năm của thế giới.

2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc 

– Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc Môn-gô-lô-it, O-rô-nê-ô-it, một số ít thuộc chủng tộc Ô-xtra-lô-it.

– Các luồng di dân và việc mở rộng giao lưu đã dẫn đến sự hợp huyết giữa người thuộc các chủng tộc, các dân tộc trong mỗi quốc gia.

3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn

   Châu Á là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Ki-tô giáo, Ấn Độ giáo.

III. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

1. Dựa vào bảng 5.1, em hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và thế giới.

Trả lời:

– Châu A có số dân đông nhất, chiếm gần 61% dân số thế giới (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23,4% của thế giới).

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á: bằng mức trung bình năm của thế giới (1,3%), đứng thứ ba thế giới, cao hơn châu Âu và châu Đại Dương, thấp hơn châu Mĩ và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

2. Quan sát hình 5.1, em hãy cho biết dân cư châu Á thuộc những chủng tộc nào? Mỗi chủng tộc sống chủ yếu ở những khu vực nào?

Trả lời:

– Dân cư châu Á thuộc các chủng tộc: Ơ-rô-nê-ô-it, Môn-gô-lô-it, -xtra-lô-it.

– Chủng tộc Ơ-rô-nê-ô-it sống chủ yếu ở Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á.

– Chủng tộc Môn-gô-lô-ít chủ yếu sống ở Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.

– Chủng tộc Ô-xtra-lô-it chủ yếu sống một phần ở Nam Á và ở một số đảo thuộc Đông Nam Á.

3. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy so sánh thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu.

   Trả lời: thành phần chủng tộc của châu Á đa dạng hơn (có cả | ba chủng tộc), thành phần chủng tộc của châu Âu chủ yếu là người
Ơ-rô-nê-ô-it và người lại.

4. Dựa vào hình 5.2 và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu về nơi hành lễ của một số tôn giáo.

Trả lời:

– Ấn Độ giáo: có xuất xứ từ đạo Bà-la-môn, xuất hiện ở Ấn Độ, thờ thần Bra-ma (thần sáng tạo), si-va (thần Phá hoại) và Vi-snu (t Bảo vệ), ngoài ra còn tôn thờ nhiều vị thần khác được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người như thần bò, thần khỉ. Trong các chùa của Ấn Độ giáo có nhiều tượng thần để thờ.

– Phật giáo: có hai phái. Phái Tiểu thừa cho rằng chỉ có người đi tu mới được cứu vớt và chỉ có một Phật duy nhất là Thích Ca. Theo họ, Phật Thích Ca là cao nhất, ngoài ra có nhiều Phật khác như Phật Di Đà. Phái Đại thừa cho rằng cả người tu hành và người trần tục quy y theo Phật đều được cứu vớt.

– Hồi giáo: thờ một vị thần duy nhất là thánh A-la và cho rằng mọi thứ đều thuộc về thánh A-la. A-la giao sứ mệnh truyền bá tôn giáo cho sứ giả là Mô-ha-mét. Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Co-ran, trong đó có cả những nguyên tắc tôn giáo lẫn tri thức khoa học và nguyên tắc pháp luật, đạo đức. Tín đồ đạo Hồi có nghi thức riêng như khi cầu | nguyện phải hướng về thánh địa Mec-ca, phủ phục, trán chạm đất; cấm ăn thịt lợn, thịt chó và cấm uống rượu. Tín đồ đạo Hồi phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Thứ 6 hàng tuần phải đến Thánh thất làm lễ một lần. Hàng năm, trong tháng Rama-đan, các tín đồ phải ăn chay. 

– Ki-tô-giáo: có một phần nguồn gốc từ đạo Do Thái, xuất hiện ở vùng Pa-le-xtin từ đầu Công nguyên. Đạo Ki-tô cho rằng chúa trời sáng tạo ra tất cả và có thiên đường, địa ngục, linh hồn bất tử, ma quỷ. Những năm đầu Công nguyên, từ vùng Tiểu Á, các tín đồ của Ki-tô giáo đã toả đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã, lập nên toà thánh La Mã, đứng đầu giáo hội là Giáo hoàng. Ở các nước Tây Âu, Ki-tô giáo được cải cách thành nhiều loại khác nhau.

IV. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

1. Dựa vào bảng 5.1, em hãy so sánh số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong 50 năm qua ở châu Á với châu Âu, châu Phi và thế giới.

Trả lời:

– Số dân châu Á luôn đứng đầu thế giới.

– Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á bằng mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu, thấp hơn nhiều so với châu Phi.

– Số dân tăng từ năm 1950 đến 2000 cao hơn nhiều so với châu Âu và châu Phi.

2. (Giảm tải)

3. Trình bày địa điểm và thời điểm ra đời của bốn tôn giáo lớn ở châu Á:

Trả lời:

Tôn giáo Địa điểm Thời điểm ra đời
Phật giáo Ấn Độ Thế kỉ VI trước Công nguyên
Hồi giáo A-rập Xê-ut Thế kỉ VII sau Công nguyên
Ki-tô giáo Pa-le-xtin Từ đầu Công nguyên
Ấn Độ giáo Ấn Độ Thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên

V. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của châu Á

A. bằng mức trung bình năm của thế giới

B. cao hơn mức trung bình năm của thế giới

C. thấp hơn mức trung bình năm của thế giới

D. cao gấp đôi mức trung bình năm của thế giới

2. So với các châu lục khác, châu Á có số dân

A. đứng đầu

B. đứng thứ hai

C. đứng thứ ba

D. đứng thứ tư

3. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc

A. Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it

B. Môn-gô-lô-it, A-rô-nê-ô-it

C. Ơ-rô-nê-ô-it, Nê-gô-it

D. Nê-grô-it, Ô-xtra-lô-it.

4. Ấn Độ là nơi đã ra đời hai tôn giáo

A. Ấn Độ giáo và Ki-tô giáo

B. Ki-tô giáo và Phật giáo.

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

D. Ki-tô giáo và Hồi giáo.

5. Hồi giáo ra đời tại

A. Pa-le-xtin     B. A-rập Xê-ut     C. I-rắc     D. I-xra-en.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần một. Thiên nhiên, con người ở các châu lục-Bài 5. Đặc điểm đan cư, xã hội Châu Á
Đánh giá bài viết