Chính tả 

Đọc đoạn văn công ước về quyền trẻ em (Tiếng Việt 5 – tập 2, trang 147). Viết lại tên cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn. Dùng dấu gạch xiên () để phân tách tên các cơ quan, tổ chức thành các bộ phận.

Liên hợp quốc.

Ủy ban / Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc

Tổ chức/ Lao động Quốc tế, Tổ chức/ quốc tế/ về bảo vệ trẻ em

Liên minh/ Quốc tế Cứu trợ trẻ em: Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế

Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thụy Điển

Đại hội đồng/ Liên hợp quốc.

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM 

1. Ghi dấu x vào ô trống trước dòng nêu đúng nghĩa của từ trẻ em:

Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi             Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi 

Người dưới 16 tuổi                           Người dưới 18 tuổi

2. Viết:

a) Ba từ đồng nghĩa với trẻ em. M: trẻ thơ   trẻ con, thiếu nhi, nhi đồng.
b) Đặt câu với một từ tìm được Trẻ con rất cần được chăm sóc, dạy dỗ.

3. Chép lại một câu mà em biết.

M: Trẻ em như búp trên cành.

Trẻ em như nụ hoa mới nở. 

4. Nối từng thành ngữ, tục ngữ ở cột A với nghĩa của nó ở cột B cho thích hợp:

 

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI

Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:

a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.

b) Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,…).

c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

(Chú ý: Đọc gợi ý trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 150 – 151.)

I. Mở bài: Khu phố em nổi tiếng là khu phố văn hóa. Góp phần xây dựng thành công ấy không ai khác hơn là bác tổ trưởng dân phố Lê Hoàng Kỳ.

II. Thân bài: a) Đặc điểm ngoại hình: Ngoài 60 tuổi, tóc hoa râm, người cao ráo, khỏe mạnh, nước da ngăm đen.

– Ăn mặc lịch sự.

– Mắt đeo kính lão.

b) Hoạt động:

Tính tình ngay thẳng, cương trực, thích hoạt động, cởi mở, vui vẻ nhưng cũng rất quy tắc.

– Những lần họp tổ và xử lý công việc rất nghiêm túc.

– Đi thu tiền dân phòng, vận động quyên góp.

– Thành lập đội bóng thiếu nhi. 

– Lập quỹ khuyến học.

III. Kết bài: Nhờ có bác mà tổ dân phố của em luôn luôn đứng đầu trong mọi hoạt động của khu phố.

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Dấu ngoặc kép)

1. Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc ý nghĩ của nhân vật trong đoạn văn sau:

Tốt-tô-chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, Cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này.”

2. Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong đoạn văn sau:

– Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách các loại: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và Tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc,…

3. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

Hôm nay tổ em họp bàn kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Bạn lớp trưởng nói: “Chúng ta phải tổ chức buổi lễ thật chu đáo”. Bạn Tâm “mập” nói: “Mình phải mua bó hoa thật đẹp để tặng cô”. Hòa vui vẻ nói: “Để kết thành bó hoa đẹp mình phải mua nhiều đóa hoa hồng vừa còn búp và vừa mới nở”. Hùng “phê” vỗ . tay: “Đúng đấy! Đúng đấy!”

Tập làm văn

TẢ NGƯỜI

(Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)

Chọn một trong các đề bài sau:

1. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.

2. Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,…).

3. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. (Học sinh viết bài văn viết của mình, tham khảo phần gợi ý sau:)

 Bài làm: 

Bác Bảy là tên mà người dân phố em gọi bác tổ trưởng dân phố.

Bác Bảy đã ngoài sáu mươi tuổi, vóc người tầm thước. Dáng bác còn nhiều rắn rỏi, tóc đen và dày, lúc nào cũng cắt ngắn gọn. Trên khuôn mặt rám nắng, đôi mắt bác Bảy to, nheo nheo cười vui vẻ mỗi khi bác đến từng nhà dân liên hệ công tác hay đi thu tiền dân phòng. Bác Bảy tuy hơn sáu mươi tuổi nhưng tóc còn đen và môi bác tươi hồng nên bác trông còn trẻ lắm. Bờ môi tươi như son của bác thật trái ngược với làn da rám nắng nhưng nhờ đó, trong bác Bảy còn khỏe lắm, lại đầy nhiệt tình công tác. Giọng nói bác to, rõ ràng, nghe sang sảng nên khi họp tổ, bà con rất thích nghe bác truyền đạt nội dung cuộc họp. Quanh năm suốt tháng, mọi người đều thấy bác gọn gàng trong bộ quân phục cũ, bạc màu, chỉ vào ngày lễ lớn hay Tết Nguyên đán, mọi người mới thấy bác diện com lê sang trọng, nom rất trang nghiêm. Bác Bảy làm việc rất tận tình, sống chan hòa với nhân dân trong tổ dân phố và rất yêu trẻ con. Nhà bác Bảy có một cây mận, đến mùa mận chín, bác gọi trẻ con cả xóm đến chia mận và vui đùa với chúng em. Trẻ con xóm em rất yêu quý bác. Nhân dân kính trọng và rất thương bác, chia sẻ với bác mọi nỗi vui buồn trong tổ dân phố.

Em rất quý bác Bảy. Em mong bác khỏe mạnh và công tác tổ dân phố lâu dài.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 33
Đánh giá bài viết