Chính tả

(1). Tìm và viết các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau: 

– Giữ lại để dùng về sau: dành dụm, để dành 

– Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ

 – Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành

b) Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

 – Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm 

– Lớp mỏng bọc bên ngoài của cây, quả: vỏ

– Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ

2)a) Điền c, d hoặc gi vào chỗ trống để hoàn chỉnh bài thơ sau:

Dáng hình ngọn gió 

Bầu trời rộng thênh thang

Là căn nhà của gió 

Chân trời như cửa ngõ

Thả sức gió đi về                                     Gió còn lượn lên cao 

Nghe cây lá rầm rì…                                Vượt sông dài biển rộng 

Ấy là khi gió hát                                      Cõng nước làm mưa rào

Mặt biển sóng lao xao                             Cho xanh tươi đồng ruộng

Là gió đang dạo nhạc                              Gió khô ô muối trắng

Những ngày hè oi bức                             Gió đẩy cánh buồm đi

Cứ tưởng gió đi đâu                                Gió chẳng bao giờ mệt!

Gió nép vào vành nón                             Nhưng đố ai biết được

Quạt dịu trưa ve sầu                                Hình dáng gió thế nào

(Theo Đoàn Thị Lam Luyến).

b) Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm trong mẩu chuyện vui sau:

Sợ mèo không biết 

 Một người bị bệnh hoang tưởng, suốt ngày ngỡ mình là chuột, cuối cùng được ra viện nhưng anh ta cứ đứng tần ngần mãi ở cổng viện mà không đi. Một bác sĩ thấy lạ bèn đến hỏi. 

Bệnh nhân sợ hãi giải thích:

– Bên cổng có một con mèo. 

Bác sĩ bảo:

 – Nhưng anh đã biết mình không phải là chuột kia mà. Anh ta trả lời:

– Tôi biết như vậy hỏi có ăn thua gì. Nhỡ con mèo nó không biết điều ấy thì sao? 

(Theo Bí quyết sống lâu)

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNC DÂN

1. Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có ý nghĩa:

……………………….                      nghĩa vụ                             Công dân

……………………….                     quyền                                  Công dân

……………………….                     ý thức                                  Công dân

……………………….                     bổn phận                           Công dân

………………………                      trách nhiệm                        Công dân

Công dân                                gương mẫu  

Công dân                                 danh dự             

                                                 danh dự                             Công dân    

2. Nối nghĩa Ở Cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B:

3. Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

Bác Hồ đã nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Làm theo lời nhắn nhủ ấy, nhân dân ta đã anh dũng đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đuổi đế quốc ở Mĩ giành lại giang sơn tươi đẹp Việt Nam. Hiện nay tuy đất nước ta đã độc lập nhưng ta không bao giờ quên nhiệm vụ của mình trong việc gìn giữ biên cương, hải đảo…

Tập làm văn

LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG 

Đề bài

Khi xây dựng chương trình công tác của liên đội trong năm học, ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau đây:

1. Hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn (nhân kỷ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26 – 3).

2. Thi nghi thức Đội 

3. Triển lãm về các chủ đề Bảo vệ môi trường, Yêu hòa bình, Uống nước nhớ nguồn,…

4. Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai. 

5. Gặp gỡ, giao lưu với học sinh các trường kết nghĩa hoặc với các bạn thiếu nhi quốc tế đang sống và học tập ở Việt Nam.

Em hãy lập chương trình (viết vắn tắt) cho một trong các hoạt động nói trên (hoặc cho một hoạt động khác mà trường em dự kiến tổ chức).

Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi

vùng lũ lụt (Lớp 5A)

I. Mục đích: Giúp đỡ thiếu nhi vùng lũ lụt, thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách.”

II. Các việc cụ thể, phân công: 

– Họp lớp, nhận thức “Chúng ta cần giúp đỡ các bạn vùng lũ lụt

– Nhận quà: Tổ trưởng chịu tránh nhiệm nhận quà, ghi tên

– Phân loại để đóng gói chuyển đến văn phòng nhà trường.

 III. Chương trình cụ thể: 

– Chiều thứ sáu: Họp lớp.

+ Phát biểu: Lớp trưởng nêu vấn đề: góp quà giúp học sinh vùng lũ lụt. 

+ Lớp tham gia đóng góp ý kiến.

+ Phân công nhiệm vụ.

 – Sáng thứ hai nhận quà theo tổ 

– Chiều thứ hai: Tập trung ghi số lượng, phân loại để đóng gói. 

– Nộp lên văn phòng nhà trường để chuyển đi.

Luyện từ và câu 

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 

1) Nhận xét 

Đọc hai câu ghép sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

a) con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.

b) Thầy phải kinh ngạc/ chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.

– Dùng gạch xiên (/) ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép trên.

– Gạch dưới các cặp quan hệ từ hoặc từ dùng để nối các vế câu trong mỗi câu văn.

– Cách nối và cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép trên có gì khác nhau? Viết câu trả lời vào bảng:

Câu ghép Cách nối các vế câu Cách sắp xếp các vế câu
a Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì… nên về 1: chỉ nguyên nhân

về 2: chỉ kết quả

b Hai vế câu được nối với nhau chỉ bằng một quan hệ từ vì
vế 1: chỉ kết quả

về 2: chỉ nguyên nhân

 II. Luyện tập

1. Đọc các câu sau. Tìm vế câu chỉ nguyên nhân, vế câu chỉ kết quả và quan hệ từ (QHT), cặp quan hệ từ nối các vị trong mỗi câu. Điền nội dung vào bảng ở dưới:

a) (1)Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.

b) (2) Vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học.

c) (3)Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm

Câu ghép Vế nguyên nhân Về kết quả QHT, cặp QHT
1 Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo cho nên tôi phải băm bèo, thái khoa Bởi chưng

Cho nên

2 Vì nhà nghèo quá chú phải bỏ học
3 Vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được Lúa gạo quý
4 Vì nó rất đắt và hiếm Vàng cũng quý  

2 Từ một câu ghép đã dần ở bài tập Ý em hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm hoặc bớt từ nếu thấy cần thiết):

Câu ghép Câu ghép mới

1

2

3

4

→ Tôi phải băm bèo, thái khoai bởi vì bác mẹ tội nghèo

→ Chú phải bỏ học vì nhà nghèo quá.

→ Vì người ta phải đổ ra bao mồ hôi mới làm ra được hạt lúa nên lúa rất quý.

→ Vì vàng rất đắt và hiếm nên vàng cũng rất quý.

3. Điền quan hệ từ tại, nhờ vào chỗ trống sao cho thích hợp:

a) Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt. 

b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.

Giải thích vì sao em chọn những quan hệ từ ấy:

Nhờ: gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt

Tại: gắn với nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu.

4. Viết thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả:

a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bài kiểm tra của bạn bị điểm kém.

b) Do nó chủ quan nên nó bị nhỡ chuyến xe.

c) Nhờ đức tính nhẫn nại, kiên trì nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Tập làm văn

TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

1. Dựa vào kết quả làm bài và hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo), em tự nhận xét và rút kinh nghiệm về bài làm của mình theo các yêu cầu sau:

– Về thể loại (bài văn tả người)

– Về bố cục

– Về diễn đạt (dùng từ, đặt câu, chuyển ý, chuyển đoạn,…); câu văn; chính tả, cách trình bày.

2. Chọn một đoạn trong bài làm của em, viết lại theo cách khác hay  hơn:

Học sinh tự làm

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng việt lớp 5 tập 2 – Tuần 21
Đánh giá bài viết